Trong triều đại của Boniface VIII, vấn đề tương quan giữa giáo hoàng và Đế quốc
Đức cũng sắp nổ ra, và nhiều nhà thần học gắn liền với giáp quyền phải chọn lập
trường bênh vực quyền tuyệt đối của giáo hoàng đối với hoàng đế. Chính trong
khung cảnh chính trị đầy biến động đó mà Dante biên soạn bộ De Monarchia, kiệt
tác của tư duy Trung cổ về quyền lực và là một tuyên ngôn thực sự của thần học
đế chế (manifeste de la théologie impériale).
Sự hiến tặng của hoàng đế Constantin
Dante dùng tam đoạn luận đề tranh biện về sự thích đáng khái niệm (la
pertinence conceptuelle) của sự kiện được coi là một trong những ngụy tác văn
học lớn nhất của thời Trung cổ: văn bản "Sự hiến tặng của hoàng đế Constantin",
một tư liệu được nhào nặn ra khoảng thế kỷ mười ba và mười bốn, theo đó hoàng
đế Constantin được cho là đã từ bỏ toàn quyền đối với La Mã và thế giới phương
Tây cho giáo hoàng Sylvestre Đệ nhất. Chứng lý ngôn ngữ học và lịch sử về tính
ngụy tạo của văn bản này chỉ được lật tẩy vào năm 1440 bởi triết gia và ngữ học
gia La Mã Lorenzo Valla (1407 - 1457) sau toan tính đầu tiên của Nicolas de
Cues trong quyển La Concordance catholique.
Một số học giả cho rằng, vì đã được chữa lành bệnh phong hủi nhờ sự chuyển cầu
của giáo hoàng Sylvestre, nên hoàng đế Constantin đã hiến tặng cho giáo hội kinh
đô của đế quốc, tức là thành La Mã và nhiều đặc quyền viênh dự khác thuộc về
đế chế.
Từ sự kiện đó, họ rút ra luận chứng để chủ trương rằng, không ai còn có thể nhận
những viênh dự này từ một uy quyền nào khác hơn là Giáo hội mà họ cho rằng
chúng thuộc về. Từ đó, theo họ, cũng phát sinh sự kiện rằng một trong những uy
quyền này phụ thuộc vào uy quyền kia.
Đã từng phản bác những lập luận trá nguỵ của họ nấp dưới chiêu bài là cắm rễ từ
trong Kinh Thánh, giờ đây tôi muốn phản bác những lập luận làm ra vẻ như cắm
rễ sâu trong lịch sử và trong lý trí con người.
Đầu tiên trong các luận chứng này có thể được ghi ra dưới hình thức tam đoạn
luận: