không thể nhận trong tư cách chiếm hữu cái mà hoàng đế không thể sang nhượng
cho Giáo hội bằng ban tặng.
Tuy nhiên, điều hoàng đế có thể làm, để bảo trợ Giáo hội là giao cho Giáo hội
một di sản và một số lợi ích khác, nhưng đừng bao giờ vì thế mà xâm phạm tới
chủ quyền tối thượng của Giáo hội; còn Giáo hội nhận mà không chiếm hữu làm
của riêng nhưng để tái phân phối cho những con chiên nghèo của Đấng Ky-tô,
như các thánh tông đồ vẫn làm thế. Nhưng những kẻ xu phụ giáo hoàng lại viện
dẫn chuyện giáo hoàng Adrien đã phong cho Charlemagne làm hoàng đế mặc dầu
lúc đó ở Constantinople vẫn có hoàng đế Michel. Đó là lý do tại sao họ chủ
trương rằng tất cả những ai là hoàng đế La Mã sau ông đều thụ phong từ Giáo hội
và phải thụ phong từ Giáo hội. Đó là lý do khác cho sự lệ thuộc mà họ muốn thiết
lập. Để bẻ gãy lập luận đó, tôi khẳng định rằng họ nói thế là sai, bởi vì sự tiếm
quyền không tạo thành quyền hợp pháp được. Bởi vì nếu như thế, thì người ta
cũng có thể chứng minh theo cùng cách đó rằng uy quyền của Giáo hội lệ thuộc
vào hoàng đế, từ khi mà hoàng đế Othon truất phế giáo hoàng Benoit, đem vị này
đày qua Saxe và tôn Léon lên làm giáo hoàng.
DANTE ALIGHIERI, Chế độ quân chủ.
THẦY ECKHART
(1260 - 1328)
Xuất thân từ một gia đình ở Thuringe, trú ở Tampach gần Gotha, Jean Eckhart de
Hohenheim được coi như "người cha của tư biện kiểu Đức". Được khám phá lại
vào thế kỷ mười chín bởi những đầu óc rất khác nhau như Schopenhauer, Hegel
hay Franz von Baader, tuy vậy đó là một nhà kinh viện thực thụ, giảng sư thần
học ở đại học Paris từ 1302 - 1313.
Eckhart thích truyền giáo trực tiếp cho đám công chúng thất học bằng ngôn ngữ
thường ngày của họ - tiếng Đức thông dụng. Việc thuyết giáo bằng ngôn ngữ bình
dân, làm ông gần gũi với Dante (mà ông chia sẻ lý tưởng về một tầng lớp quý tộc
mới), việc giải thích những chuyện tế vi (subtilia) cho quảng đại quần chúng tạo
ra một sức nặng quyết định đối với kiểm duyệt mà ông là nạn nhân, trong những
thời kỳ biến động trí thức và tôn giáo đậm nét, nhất là bởi việc lên án và hành