hình Marguerite Porète (1310) một nữ tu ở Hainaut, đã viết bằng tiếng bình dân,
giống như ông.
Là người phát minh ngôn ngữ triết lý của Đức, Eckhart để lại một sự nghiệp
pohng phú: tác phẩm bằng tiếng Latinh của ông gồm những giảng luận Kinh
Thánh (Sáng thế ký, Xuất hành, Truyền đạo, Minh trí, Phúc âm theo Thánh
Giăng), những vấn đề tranh biện (Những vấn đề ở Paris), những bài thuyết giáo
bằng tiếng Latinh; tác phẩm bằng tiếng Đức gần hơn tám mươi bài thuyết giáo và
một số khảo luận (Giáo huấn tâm linh, Sách về niềm an ủi thiêng liêng, Con
người cao quý, Xuất thế).
GIẢNG LUẬN KINH THÁNH (Commentaires Scripturaires)
Vượt qua phủ định (Au_delà de la négation)
Chịu ảnh hưởng sâu xa của thần học phủ định và thần học huyền nhiệm của
Pseudo - Denys, Eckhart muốn giới thiệu lại chiều kích của phủ định tính trong
một ngôn ngữ thần học chịu sự thống trị của hữu thể luận và siêu hình học về hữu
thể. Vừa theo Tân thuyết Platon, vừa theo Aristote, ông sẽ đổ đầy "hữu thể như là
hữu thể" một chiều kích siêu phủ định, được đánh dấu trong chính hình thức của
phát biểu qua đó Thiên Chúa mặc khải tên người cho ông Mọse trong Xuất hành
ký: Ta là Đấng hằng hữu (Latinh: Ego sum qui sum; Pháp: Je suis celui qui suis).
Để làm điều đó, ông kiến giải việc khẳng định trùng phức từ hiện hữu như là một
"phủ định của phủ định", một thành ngữ cô đọng tinh yếu của một cách đọc tư
biện về siêu hình học của Xuất hành ký, đặt nền tảng trên một thứ lô_gích phủ
định thực sự.
Yếu tính hiện hữu, nhất tính
Eckhart giải thích ý nghĩa của đồng nhất tính nơi Thiên Chúa giữa hiện hữu và
yếu tính - duyên cớ cho cuộc vỗ cánh bay lướt qua muôn dặm đường mây suốt
khung trời truyền thống thần học - triết lý của học thuyết Aristote hoằng hoá Tân
thuyết Platon (qua Aviêncence, Sách về những nguyên nhân…)