đầy đủ cho tất cả, nó là sự tự đầy đủ của chính mình và của tất cả: "Sự đầy đủ của
chúng ta đến từ Thiên Chúa".
Như vậy Thiên Chúa không cần hữu thể, bởi vì Ngài chính là hữu thể. Ngài
không thiếu minh trí, không thiếu tiềm thể, không thiếu bất kỳ sự hoàn hảo nào,
nó sẽ là phân biệt với Ngài, hay xa lạ với Ngài, và phải thêm vào cho Ngài (để
Ngài là Ngài - pour qu’il soit ce qu’il est). Trái lại, mọi hoàn hảo đều thấy thiếu
vắng Ngài, đều cần Ngài, là chính hữu thể, trước tiên bởi vì mỗi một hoàn hảo,
xét riêng rẽ, nơi chính nó và bởi chính nó, theo cái gì nó là, là một cách thức của
chính hữu thể, dựa vào và gắn bó với hữu thể; tiếp theo, bởi vì nếu không có
Ngài, sẽ không có gì cả, sẽ không có minh trí, cũng chẳng có cái quái gì khác, mà
sẽ chỉ là hư vô thuần túy: "không có Ngài, ngay cả cái gì đã được tạo ra cũng chỉ
là hư vô". (Phúc âm theo thánh Giăng). Ngay cả cái gì có được hữu thể vì đã tiếp
nhận, cũng như minh trí và mọi hoàn hảo cùng loại, tất cả những thứ đó, nếu
không có chính hữu thể, sẽ là hư vô triệt để mà thôi.
Thầy Eckhart, Giảng luận Kinh thánh, Xuất hành ký.
TỰ NGÔN CHO TÁC PHẨM BA PHẦN
Sự hiện hữu của Thiên Chúa
Được hiểu như phủ định của phủ định, hữu thể của Thiên Chúa ngay lập tức có
một ý nghĩa thần học và tam vị nhất thể. Ta là Đấng hằng hữu chỉ tính Nhất thể -
Tam vị (l’ Uni-Trinité) trong sự ổn định, trong sự lưu hoạt và sự phản phục của
hữu thể trở về với chính mình. Tầm nhìn mới mẻ này về hữu thể như là động tính
cốt yếu bao hàm việc định thức lại những mệnh đề của ngôn ngữ thần học truyền
thống. Đấy là điều khiến Eckhart viết lại luận đề của thánh Thomas, đặt Thiên
Chúa như là chính hữu thể (ipsum esse).
Hữu thể là Thiên Chúa
Để diễn tả chính xác đồng nhất tính tuyệt đối của Thiên Chúa, không nên nói
rằng Thiên Chúa là hữu thể, mà đúng hơn là, chính hữu thể là Thiên Chúa. Là
mệnh đề đầu tiên trong tất cả những mệnh đề của tác phẩm ba phần, mệnh đề