(5). Như vậy, nếu hữu thể là cái gì khác với Thiên Chúa và nếu nó xa lạ với Thiên
Chúa, Thiên Chúa sẽ không là cái không có gì hay như tôi đã nói trên kia, Ngài sẽ
hiện hữu bởi cái gì khác với mình và bởi cái gì có trước mình. Lúc đó, cái gì đó
sẽ là Thiên Chúa đối với chính Thiên Chúa và chính cái đó sẽ là Thiên Chúa của
tất cả (những gì hiện hữu).
Thầy Eckhart, Tự ngôn cho Tác phẩm ba phần.
1. Đó là: Thiên Chúa.
2. Khi đồng hóa Thiên Chúa vào hữu thể , Eckhart thoát ra khỏi vấn đề về nguyên
nhân tự hữu (causa sui). Thiên Chúa là không có nguyên nhân và cũng không
phải là nguyên nhân tự hữu: Ngài hiện hữu như Ngài hiện hữu và bởi vì Ngài
hiện hữu.
3. Việc sáng tạo là từ hư vô (La création est "ex nihilo")
4. Chúng hiện hữu do tham thông vào hữu thể đó, một hữu thể không phải là
Thiên Chúa.
5. Hay hư vô (le néant). Còn từ "cái không có gì" (le rien) vẫn giữ một sắc thái
tích cực.
VIỄN LY ĐIÊN ĐẢO MỘNG TƯỞNG / XA RỜI MÊ LUYẾN TRẦN GIAN
(Tiếng Đức: Von Abegescheidenheit; tiếng Pháp: Le Détachement)
An nhiên tự tại và tính không (La Gelassenheit et le vide)
Yếu tố huyền nhiệm (mystique) trong tư tưởng Eckhart hãy còn liên hệ sâu xa với
kinh nghiệm hợp nhất cùng Siêu việt thể (Le Transcendant) trong triết học Hy
Lạp muộn. Dầu tương đối có chịu ảnh hưởng của Proclus, Eckhart vẫn không vì
thế mà không gần gũi với học thuyết Aristote - Ả Rập, đặc biệt là của Avicenne
và quyển Sách các Nguyên nhân. Một trong những tác phẩm cuối cùng của ông
bằng tiếng Đức, Von Abegescheidenheit - Về sự xa rời mọi tạp niệm, vọng tưởng
- biểu thị rõ ràng định hướng triết lý đó trong tâm linh học của ông.