Tâm trạng an nhiên, xa rời mê luyến
Ở đây Eckhart so sánh những nẻo đường khác nhau để tìm đến với Thiên Chúa,
nhất là lòng bác ái và khiêm hạ Cơ đốc giáo, và ông đem chúng phụ thuộc vàp
tâm trạng xa rời tham luyến là trạng thái của tâm hồn rỗng không hết mọi biểu thị
hay hình tượng. Đồng hoá sự rỗng không nội tâm với nơi ngự trị tự nhiên của
Thiên Chúa, ông diễn đạt bằng từ ngữ gần như mang tính vật lý định luật về sự
thông nhau tất yếu khiến cho Thiên Chúa không thể khước từ một tâm hồn sẵn
sàng đón nhận Ngài. Sự phân tích này lên đến đỉnh điểm với việc đồng hoá con
người xuất thế (l’homme détaché) với khuôn mặt của Đấng Tiên Tri, được ca
ngợi trong quyển De Anima của Avicenne. Thông qua những người kế thừa sự
nghiệp tư tưởng của Eckhart, Henri Suso và Jean Tauler, sự xa rời và buông xả
hay thái độ an nhiên (sérénité) sẽ trở thành những từ ngữ chủ chốt trong truyền
thống tâm linh học Đức quốc: được lặp lại nơi Angelus Silesius, ý niệm
Gelassenheit sẽ còn tìm thấy dư vang tối hậu trong tư tưởng Heidegger.
Các bậc thần linh hết mực ca tụng tình yêu theo gương thánh Phao-lồ khi Ngài
nói: Dầu tôi có làm nên công trạng gì, nếu tôi không có tình yêu, tôi cũng chẳng
là gì cả. Nhưng tôi còn ca tụng sự xa rời mê luyến hơn cả tình yêu. Và trước hết
vì lý do này: điều tốt nhất mà tình yêu có được, đó là buộc tôi yêu Thiên Chúa,
trong khi mà sự xa rời mê luyến khiến Thiên Chúa phải yêu tôi. Sẽ làcao quý hơn
nhiều nếu buộc được Thiên Chúa đến cùng ta hơn là buộc ta đến với Chúa, bởi vì
Thiên Chúa có thể nhập vào trong tôi một cách thân thiết hơn và hợp nhất với tôi
hoàn hảo hơn là tôi có thể hợp nhất với Ngài.
Về việc tâm trạng xa rời mê luyến khiến cho Chúa đến cùng ta, tôi chứng minh
điều ấy như thế này: tất cả mọi vật đều hướng về, một cách không cưỡng được,
đến nơi chốn tự nhiên thích hợp nhất với mình; vậy mà nơi chốn tự nhiên thích
hợp nhất với Thiên Chúa là tính đơn nhất và tính thuần khiết vốn là hậu quả của
tâm trạng xa rời mê luyến; như vậy tất yếu là Thiên Chúa hoà nhập vào tâm hồn
nào xa rời mê luyến.
Các bậc thầy tâm linh cũng ca ngợi tính khiêm hạ hơn tất cả mọi đức hạnh khác.
Nhưng tôi ca ngợi sự xa rời mê luyến hơn tất cả mọi hình thức khiêm hạ. Và đây
là lý do: sự khiêm hạ hoàn toàn cúi người xuống mọi tạo vật. Nhưng cúi xuống