như thế, người ta ra khỏi chính mình và đi đến các tạo vật, trong khi sự xa rời mê
luyến vẫn ở nơi chính mình. Vậy mà ra khỏi chính mình thì sẽ không bao giờ cao
quý bằng vẫn ở nơi chính mình.
Một bậc thầy có tên là Avicenne nói rằng sự cao quý * của tinh thần xuất thế thì
lớn lao đến nỗi tất cả những gì nó chiêm ngưỡng đều thật, rằng tất cả những gì nó
ao ước đều được chuẩn y, những gì nó điều khiển đều được thi hành. Và người
nào ở trong trạng thái xuất thế toàn diện đó thì đê mê chìm đắm vào vĩnh hằng,
không một cái gì thuộc thời gian làm cho người ấy xao động, người ấy không còn
chút hứng thú nào với bất kỳ điều gì thuộc về trần gian. Đó là tư tưởng của thánh
Phaolồ khi Ngài nói: "Tôi sống, và tuy vậy không sống: Chúa Ky_tô sống trong
tôi".
Có lẽ bạn sẽ hỏi ta: Tâm trạng xa rời mê luyến trần gian là cái gì mà cao quý như
thế?
Bạn phải biết rằng chỉ có sự xa lìa thật sự khi tinh thần hoàn toàn vô cảm, thản
nhiên trước mọi thăng trầm của vui buồn sướng khổ, của viênh nhục rủi may,
chẳng khác nào rặng núi đá sừng sững im lìm trong cơn gió bão vần vũ bụi mù.
Thầy Eckhart, Xa rời Mê luyến trần gian
* Sự cao quý ở đây đồng nghĩa với trống rỗng và thuần khiết. Người cao quý là
kẻ thoát khỏi mọi tạp niệm, vọng tưởng, đắm mình trong tính không hoàn toàn.
JEAN DUNS SCOT
(1265 - 1308)
Theo học tại Anh quốc rồi ở Paris (từ 1293 đến 1297), bắt đầu viết Sentences ở
Cambridge (giữa 1297 và 1300), rồi ở Oxford (năm 1301 - 1302), quay về Paris
(1302 - 1303), ông gián đoạn cuộc lưu trú vì sự xung đột vừa nổ ra giữa giáo
hàng Boniface VIII với vua nước Pháp, Philippe le Bel. Trở lại Pháp năm 1304,
năm sau ông đạt được danh vị giảng sư thần học và trong hai năm là huynh
trưởng dòng Franciscains (1306 - 1307). Sau đó ông được gửi đến Cologne, có lẽ