để đối trọng tình trạng gần như độc quyền về tri thức của các tu sỹ dòng
Dominicains tại Đức lúc đó. Ông mất tại đó, ngày 8 tháng 11 năm 1308.
Là khuôn mặt trung tâm của tư tưởng ở thế kỷ mười bốn, được người này dùng
làm đối trọng lại thế giá của Thomas d’Aquin trong luận giải Kinh thánh được
người khác viện dẫn để bênh vực chủ quyền của thuyết duy thực triết lý chống lại
thuyết duy danh của Guillaume d’Ockham, và cuối cùng bị các nhà nhân văn thời
Phục hưng bỡn cợt, chế nhạo (tiêu biểu là Rabelais), ngày nay Jean Duns Scot
được định vị lại trong một viễn tượng chính xác hơn: nhà cải cách lớn nhất của
thời Trung cổ muộn, tác giả của những sự phân biệt và những ý niệm mà ngay cả
các địch thủ của ông - nhất là Ockham - đã chiếm đoạt để đánh trả lại ông: đơn
nhất tính của ý niệm hữu thể, lý thuyết về tri thức trực quan và tri thức trừu
tượng, phương pháp xử lý phi thống kê các mô thức (traitement non statistique
des modalités). Rất khó tiếp cận tư tưởng của Duns Scot - vị tiến sỹ tế vi (le
Docteur subtil) - càng trở nên khó hơn bởi thể loại văn học mà qua đó nó được
diễn tả (như bộ Commentaires des Sentences). Đó là đỉnh cao của một thứ văn
phong mà người ta có thể gọi là chủ nghĩa hình thức thần học (le formalisme
théologique).
NHỮNG VẤN ĐỀ TẾ VI TRONG SIÊU HÌNH HỌC
(Quaestiones subtilissimae in Metaphysicam)
Đối tượng của các giác quan và nhất tính của tri giác
Đối tượng của các giác quan thì đơn nhất, đối tượng của tư tưởng thì phổ quát
(Aristote), nhưng phải chăng tính đơn nhất của cái khả giác là đối tượng riêng của
giác quan? Yếu tính như là yếu tính thì trung lập với cái đơn nhất cũng như với
cái phổ quát (Avicenne), nhưng đối tượng của giác quan, với một cá thể đơn nhất,
phải chăng là đơn nhất, hay phổ quát, hay trung lập đối với cả hai? Đâu là nền
tảng thực sự của những ý niệm phổ quát trừu tượng (des concepts généraux
abstraits) nơi chúng ta?
Nhất tính phi số học của cái khả giác (l’unité non numérique du sensible)