thành đối tượng - không phải thế, nhưng là bản tính mà nhất tính này phù hợp, mà
tư tưởng không can dự vào một chút nào.
JEAN DUNS SCOT, Những vấn đề tế vi trong Siêu hình học.
1. Aristote, Seconds Analytiques II, 19, 100a 6-8. "Nói từ nhiều vật": khả thích
dụng (để làm thuộc từ) cho nhiều vật.
2. Theo nghĩa nhất tính thật sự đặt nền tảng phổ quát tính như là khả thích dụng
tính (prédicabilité : tính cách có thể làm thuộc từ)
3. Chúng ta lãnh hội cái phổ quát được dung chứa trong cái đơn nhất.\
OPUS OXONIENSE
Thần học về tiềm thể thiêng liêng (Théologie de la puissance diviêne)
Một trong những cách tân đáng chú ý nhất của Scot là việc ông định nghĩa lại
những khái niệm về tiềm thể thiêng liêng; tiềm thể trật tự (theo truyền thống được
đồng hoá với trật tự của thế giới đúng như ý muốn của Thiên Chúa), tiềm thể
tuyệt đối (toàn bộ những sự vật mà Thiên Chúa có thể đã làm, nhưng rồi đã
không làm, và Ngài vẫn sẽ có thể làm nếu Ngài muốn).
Tiềm thể và luật lệ
Vị thế mới mẻ của Scot xuất hiện rõ ràng nếu người ta so sánh với vị thế mà
Guillaume d’Ockham sẽ giữ : đối với Scot, tiềm thể tuyệt đối (la potentia
absoluta) vượt qua hẳn về quyền năng đối với tiềm thể trật tự (la potentia
ordinata) và vượt qua hẳn nó về mọi lúc, đối với Ockham cái này chỉ có trước cái
kia; đối với Scot mọi tác nhân, do ý chí và trí tuệ (per voluntatem et intellectum)
đều có một tiềm năng tuyệt đối và một tiềm năng trật tự, đối với Ockham sự phân
biệt chỉ liên quan đến Thiên Chúa và tính toàn năng thiêng liêng; đối với Scot
tiềm thể tuyệt đối bao hàm toàn bộ những sự vật khả hữu trong thực tế với những
tác nhân có ý chí và trí tuệ, đối với Ockham "Thiên Chúa nắm giữ cứ lý*, tiềm
năng tuyệt đối của Ngài, nhưng cứ thực**, đã đang và sẽ hành động theo tiềm
năng trật tự "; theo Scot sự phân biệt gắn liền với một từ vựng và những khái