niệm đức lý - pháp lý, theo Ockham, với phân tích lô-gích triết học về cái khả
hữu và cái bất khả.
* cứ lý (căn cứ theo lý mà nói) : de jure
** cứ thực (căn cứ theo thực tế) : de facto
Khi luật lệ đúng đắn, phù hợp theo đó người ta hành động đúng (a), lại không
nằm trong quyền lực của chủ thể tác động, tiềm thể tuyệt đối của chủ thể đó
không thể vượt quá tiềm thể trật tự. Thực tế, luật lệ vẫn còn đó… và hành động
không phù hợp với luật lệ đúng đắn này thì tất yếu là bất công và không đúng, tác
nhân bị buộc phải hành động theo quy tắc mà nó phải phục tùng. Đó là lý do tại
sao tất cả mọi hữu thể phục tùng luật lệ thiêng liêng, nếu chúng không hành động
theo quy định của luật lệ đó, là đã hành động một cách vô trật tự.
Ngược lại, khi luật lệ và sự đúng đắn của luật lệ nằm trong quyền lực của tác
nhân, theo nghĩa rằng không có lý do nào khác để nói rằng luật lệ là đúng đắn nếu
không phải là nó đã được chế định, lúc đó tác nhân, vì chính tự do của nó, chỉ có
thể sắp xếp những hành động của mình một cách khác đi bởi tương quan với
những gì mà luật lệ này quy định. Trong trường hợp này, tiềm năng tuyệt đối của
nó không vượt quá một cách tuyệt đối tiềm năng trật tự của nó, bởi vì nó vẫn còn
được sắp xếp theo một luật lệ khác; nhưng nó vượt quá dưới tương quan của luật
lệ có trước, mà nó hành động chống lại hay ở bên ngoài luật lệ kia (1). Người ta
có thể dễ dàng minh họa điều này bằng thí dụ về ông hoàng, những thần dân của
ông ta và những luật lệ pháp quyền. Vậy thì, cũng như người ta có thể hành động
một cách khác, người ta cũng có thể chế định (statuer) một luật lệ đúng đắn khác
- nói đúng hơn: một luật lệ mà nếu được chế định bởi Thiên Chúa thì sẽ là đúng
đắn, bởi vì không luật lệ nào là đúng đắn nếu không phải trong mức độ mà nó
được chế định bởi ý chí thiêng liêng; chỉ duy ý chí đó biện minh (cho mọi luật lệ).
Như vậy tiềm năng tuyệt đối của một tác nhân để làm điều gì không vươn đến cái
gì khác hơn là cái nó có thể làm một cách đúng đắn, nếu nó làm. Hẳn rồi, đó
không phải là nó hành động đúng đắn trong tương quan với trật tự hiện có; mà nó
hành động trong tương quan với một trật tự khác, một trật tự mà ý chí thiêng
liêng có thể sẽ chế định cũng như ý chí đó có khả năng hành động (khác với điều
nó đang hành động) (b).