triệu tập đến triều kiến giáo hoàng Jean XXII để trả lời về tác phẩm của mình.
Đến Avignon ông sửa soạn cho việc tự biện hộ, nhưng lập tức bị dây dưa vào hai
cuộc khủng hoảng sẽ quyết định tất cả cuộc đời về sau của ông: hoàng đế Louis
de Bavìere, bị rút phép thông công, đã tuyên bố ưu tiên của thế quyền đối với
thần quyền; việc này làm nổ ra ra một loạt những cuộc luận chiến về sự toàn
quyền của giáo hoàng. Tiếp đến là cuộc tranh cãi về cuộc sống nghèo khổ của
Chúa Kitô và các thánh tông đồ, đi vào một giai đoạn gay gắt, đem đối đầu dòng
tu Franciscain (vốn chủ trương sống nghèo khó theo gương Chúa và các thánh
tông đồ) với giáo hoàng và giới tu sỹ thân cận (sống rất xa hoa) - Michel de
Cesena bảo Ockham xem xét phê phán các luận đề của phe giáo hoàng. Năm
1328, sự thù địch tăng cao giữa giáo hoàng và dòng tu, bắt buộc hai tiểu huynh đệ
của dòng này phải nhanh chóng rời Avignon để đến tị nạn nơi triều đình Louis de
Bavière.
Bị rút phép thông công, bị lưu đày, từ đấy Ockham hiến mình hoàn toàn cho triết
lý chính trị. Sau khi toan tính hoà giải với những sư huynh Franciscains còn trung
thành với giáo hoàng, Okham mất năm 1349 trong thời kỳ bệnh dịch hạch đen tàn
phá bang Munich của Đức.
TỔNG LUẬN LÔ-GÍCH HỌC (Summa totius Logicae)
Vấn đề các phổ quát thể: chống lại thuyết duy thực.
Bút chiến chống lại Duns Scot, nhưng đồng thời cũng chống lại tất cả những hình
thức của thuyết duy thực về những phổ quát thể được chủ trương vào thế kỷ mười
ba, Guillaume d’Ockham tập trung những mũi nhọn tấn công chống lại luận đề,
theo ông, là trọng yếu nhất của thuyết duy thực: sự đồng hoá phổ quát thể vào
một vật bên ngoài tinh thần.
Theo ông, một ý niệm phổ quát không phải là một nội dung khách quan giản đơn,
mà là một hành vi nhận thức và quy chiếu (un acte cognitif et référentiel) hướng
về một dải rộng những đối vật đơn lẻ. Hành vi này là một "tùy thể thực sự của
tinh thần", một "phẩm tính tâm hồn", như vậy nó không có sự tồn tại khách quan
(với tư cách là đối tượng đơn và thuần cho ý hướng tính), mà chỉ là một tồn tại
chủ quan, trong tư cách phẩm tính thực sự gắn liền với một chủ thể: tâm hồn.