Phẩm tính đó, các tùy thể tinh thần gọi là ý niệm đó, nắm giữ mối quan hệ tương
đồng với những sự vật mà nó biểu thị. Đối với Ockham, đây là một tương quan ý
nghĩa và là ý nghĩa tự nhiên. Như vậy mọi ý niệm phổ quát, cuối cùng, có thể
được định nghĩa như một dấu hiệu tự nhiên, nghĩa là như một hạn từ tinh thần
mang ý nghĩa nhiều sự vật mà nó đại diện trong những mệnh đề tinh thần *, chính
chúng tạo nên ngôn ngữ tinh thần (le langage mental), mà khẩu ngữ (le langage
parlé/ vocal) và văn ngôn (la langage écrit), cả hai đều có tính quy ước
(conventionnels), đều lệ thuộc vào.
* Những mệnh đề tinh thần (les propositions mentales): những mệnh đề còn nằm
trong tâm trí, trong tư duy, suy niệm, chưa được phát biểu ra bằng lời nói hay chữ
viết.
Phổ quát thể không phải là một vật tồn tại bên ngoài tinh thần
(L’universel n’est pas une chose existant hors de l’esprit)
Lập luận về việc không thể quan niệm phổ quát thể như một sự vật, Ockham toan
tính khép những ngưới theo thuyết duy thực vào một loạt những mâu thuẫn hay
phi lý về phương diện lô-gích học và hữu thể luận.
Nhà lô-gích học chỉ có một kiến thức tổng quát về các hạn từ mà thôi thì không
đủ: họ cần phải có sự hiểu biết sâu về khái niệm của một hạn từ. Vì vậy, sau khi
thảo luận một số sự phân chia tổng quát về các hạn từ, chúng ta sẽ xét chi tiết các
tiểu mục khác nhau trong các lãnh vực phân chia này.
Trước tiên, chúng ta phải bàn về các hạn từ có nghĩa thứ cấp rồi sau đó các hạn từ
có nghĩa sơ cấp. Tôi đã nói các hạn từ như "phổ quát", "chủng" và "loài" là những
ví dụ về các hạn từ có nghĩa thứ cấp. Chúng ta phải thảo luận về các hạn từ có
nghĩa thứ cấp được gọi là năm phổ quát thể, nhưng trước tiên chúng ta sẽ xét đến
hạn từ chung "phổ quát". Nó được dùng làm vị ngữ cho mọi phổ quát thể và đối
lập với nó là khái niệm về các đặc thù.
Trước hết, phải lưu ý rằng từ "đặc thù" có hai nghĩa. Theo nghĩa thứ nhất, cái đặc
thù là cái chỉ là một chứ không là nhiều. Những người cho rằng cái phổ quát là