thuần lý, bởi vì lối lý luận suy biện cần phải dựa vào những chứng cớ tự nhiên.
Vậy mà, lý trí tự nhiên thì rất xa với tiềm thể vô hạn và nó không có cách nào để
nối kết đồng thời những điều mâu thuẫn mà một cự ly vô hạn đã tách rời.
Vậy là phải vượt qua sự suy biện thuần lý (2) người ta mới có thể lãnh hội, theo
cách bất khả tư nghị rằng tối đa tính tuyệt đối là vô hạn, không có cái gì đối
kháng với nó và cái tối thiểu trùng hợp với nó.
Theo ý nghĩa mà chúng ta hiểu trong sách này, cái tối đa và cái tối thiểu tuyệt đối
vượt qua mọi ý nghĩa được biểu tả bởi một hạn từ. Trong tính đơn giản tuyệt đối
của chúng, chúng bao hàm mọi sự, vượt qua mọi giản quy vào số lượng, dầu là về
khối thể hay về tiềm năng.
NICOLAS DE CUES, Sự ngu dốt thông thái.
1. Đây là phiên bản của De Cues về khái niệm "phủ định siêu việt" (la négation
transcendante) vượt qua cả khẳng định lẫn phủ định và sự đối kháng của chúng.
2. Lặp lại cặp đối kháng của Platon giữa lý luận suy biện (le raisonnement
discursif) với trực quan trí tuệ (l’intuition intellectuelle).
3. Sự vượt qua luận lý của Aristote dấn thân vàosự trùng hợp những đối thể sẽ
đưa đến một định nghĩa mới về tính siêu việt của Nguyên lý hay Nhất thể, chịu
ảnh hưởng rõ rệt từ bình luận của Proclus về đối thoại Parménide: Nhất thể sẽ
được đặt như không hiện hữu một cách khẳng định cũng không phi hữu một cách
phủ định, không hữu cũng không vô theo cách ly tiếp, cũng không hữu không vô
theo cách liên kết.
4. Bằng cách định nghĩa Vô hạn thể thiêng liêng như là tối đa tính tuyệt đối ở đó
cái tối đa trùng hợp với cái tối thiểu, Nicolas de Cues không chỉ muốn làm mới
trọn vẹn chủ đề của thánh Anselme về "cái tối đa có thể nghĩ được", mà ông còn
biến đổi chính chuyển động của chứng lý kiểu Anselme thành sự lãnh hội về sự
bao bọc của mọi sự nơi Thiên Chúa.
KHẢO LUẬN VỀ THỊ KIẾN THIÊN CHÚA (Traité de la vision de Dieu)
Sự ngu dốt thông thái (La Docte Ignorance)