tia lửa của ánh sáng này vào vật chất trong thế giới. Sự hiện diện của những tia
sáng đó khiến cho mỗi thân xác nơi thế giới này có được vẻ đẹp, tùy theo mức độ.
Tinh thần con người (d) tri giác được vẻ đẹp của những thân xác này qua đôi mắt.
Chính nó cũng có hai khả năng, khả năng hiểu và khả năng sinh sản. Hai tiềm
năng này nơi chúng ta là hai nàng Vénus, được tháp tùng bởi hai chàng Éros…
Và cả hai đều lương thiện và đáng ca ngợi, bởi vì đều sinh ra từ hình ảnh thần
linh.
MARSILE FICIN, Giảng luận Bữa tiệc của Platon.
a. Thành ngữ của Platon (xem đối thoại Timée).
b. Đúng ra, trong thần thoại Hy_La thì Éros (Latin: Cupidon) là con trai của
Vénus (Latinh: Aphrodite).
c. Nàng Vénus thông tục là linh hồn của thế giới, hướng về thân xác.
d. Hay là nàng Vénus thiên thần.
e. Đối với Plotin, nàng Vénus thiên thần là con gái của Cronos, nghĩa là Trí tuệ.
THẦN HỌC THEO PLATON
Quyển Thần học theo Platon có tựa đề phụ "Về sự bất tử của linh hồn" đã được
soạn sau cuốn Giảng luận về đối thoại Bữa tiệc, nghĩa là sau năm 1474. trong lời
tựa, Ficin nói lên rõ ràng ý định của ông: "Dẫn dắt nhiều tâm hồn lạc lõng không
chịu phục tùng trước thế giá của luật thiêng liêng, ít ra cũng thừa nhận những lập
luận của Platon - những lập luận hậu thuẫn vững chắc cho tôn giáo". Đó cũng
chính là phương pháp của thánh Augustin. Ông lấy tâm hồn làm trung tâm của
nền thần học này, cũng như phần đông những nhà nhân văn Ý từng làm. Đối với
tác giả, ông tránh những vấn đề siêu hình học như những vấn đề mà thời Trung cổ
đã đặt ra, thì "thần tính của linh hồn và tình yêu của Thiên Chúa là những chân lý
trong đó mọi tri thức, mọi đạo đức và mọi lạc phúc đều đổ dồn vào".
Không có gì có thể ở bên trên nhất thể, chân lý và điều thiện