hữu hình và đáng khâm phục vì mục đích biến tất cả những vật sáng tạo ra trở
nên rõ ràng và công khai. Nếu bạn hướng mắt lên bầu trời, như là những gợi ý rõ
ràng, những tia sáng của những ngôi sao sẽ nhanh chóng báo cho bạn biết trước
vẻ lộng lẫy của Chúa. Bầu trời sẽ kể cho bạn nghe công việc của Chúa. Tuy
nhiên, mặt trời có thể chỉ cho bạn biết về Chúa. Mặt trời sẽ đưa ra những dấu hiệu
rõ ràng. Ai dám bảo rằng mặt trời nói dối? Hơn nữa, những sinh vật vô hình của
Chúa và những linh hồn thiên thần ấy được các vì sao soi rọi trở nên những vật
hữu hình. Tuy nhiên, chính mặt trời mới là đấng tỏ rõ quyền năng và sự thiêng
liêng vĩnh hằng.
MARSILE FICIN, Về mặt trời
BOVELLES
(1479 - 1566)
Triết gia, nhà thần học, nhà toán học, nhà văn phạm, Charles de Bovelles (sinh ở
Saint-Quentin) trải qua một phần thời thanh niên và thời trưởng thành ở Paris như
là giáo sư tại trường Cardinal-Lemoine, trong tình bạn nhuần đượm của Jacques
Lefèvre d’Étaples. Ông kết giao với giới nhân văn ở Paris, du lịch khắp châu Âu,
rồi lui về ẩn cư vào năm 1520 ở Noyon nơi ông sống như là linh mục chánh xứ
của nhà thờ Đức Bà.
Mặc dầu khá nhiều ấn bản xuất hiện giữa 1520 và 1533, nhưng số bản thảo bị tiêu
hủy của ông còn nhiều hơn. Sự hiếu tri hướng về nhiều lãnh vực của ông, tính đa
dạng nơi những bài viết của ông, tính phong phú nơi những suối nguồn triết lý và
thần học nơi ông đã múc nguồn cảm hứng, sự quan tâm của ông đới với những
vấn đề muôn thuở về sự bất tử của linh hồn, về ý chí tự do hay sự hợp nhất với
Thiên Chúa, làm cho ông thành một tác giả độc đáo. Phần lớn những tác phẩm
của ông diễn tả điều mà ta có thể gọi là một quan niệm "duy lý huyền nhiệm" (un
rationalisme mystique) ở đó ta nghe lại những dư vang từ Pseudo - Denys, từ
Raymond Lulle và từ Nicolas de Cues: chương trình của một hữu thể luận nhiều
đẳng cấp (ontologie scalaire) hay bậc thang hữu thể trong những tương quan giữa
Thượng đế với các loài thụ tạo và chương trình "thăng tiến" (escalade