còn tồn tại ở nước Pháp sau khi ông mất, nhờ vào nhất là các môn đệ của ông như
Cardan vừa là nhà toán học, triết gia vừa là nhà chiêm tinh và y sỹ.
Là giảng sư về triết học thiên nhiên, ông đã, trong suốt ba mươi hai năm dạy học
giảng luận hàng chục lần những quyển libri naturales của Aristote.
Những bài viết của ông, trong đó ông tỏ ra nghi ngờ sự bất tử của linh hồn sẽ
khởi động những cuộc bút chiến rất sôi nổi trong gần hai thế kỷ. Thực tế là
Pomponazzi chủ trương luận đề về chân lý kép (lathèse de la double vérité): một
chân lý triết học và một chân lý tôn giáo. Vẫn muốn là tín đồ Cơ đốc giáo, ông
không thể phủ nhận sự bất tử của linh hồn, trong khi nhà triết học nơi ông lại
không thể chấp nhận điều đó.
NGUYÊN NHÂN NHỮNG ĐIỀU KỲ DIỆU TRONG THIÊN NHIÊN
(Les Causes des Merveilles de la Nature)
Có lẽ được biên soạn trong những thập niên đầu của thế kỷ mười sáu nhưng chỉ
được xuất bản năm 1556, tác phẩm này tóm lược toàn bộ giảng huấn của
Pomponazzi: tính bất biến của những định luật tự nhiên, phê phán và thử giải
thích những phép lạ. Phép lạ là cái gì hiếm khi xảy ra chứ không phải là cái gì trái
ngược lại với các định luật hay ở bên ngoài nó; đó là những sự kiện tự nhiên
nhưng rất hiếm khi lặp lại và nguyên nhân vẫn còn bí ẩn đối với chúng ta. Những
sự kiện này xảy ra nhiều nhất trong những thời kỳ có nhiều thay đổi lớn chẳng
hạn khi một tôn giáo mới xuất hiện trong đời. Nhưng ngay cả ở đây, thì mọi sự
cũng diễn ra và lặp lại theo những định luật tự nhiên. Như vậy, những hiện tượng
mê hoặc, lên đồng v.v… chỉ là một cách gọi phổ thông của những thứ gọi là
"phép lạ", có thể được giải thích - đôi khi hơi khó - bằng một chuỗi mắt xích nối
kết những nguyên nhân và hậu quả. Pomponazzi theo khá sát những ý tưởng của
Cicéron trong quyển De divimatione (Về chuyện bói toán).
Tinh tú, thiên nhiên và tự do của con người
Các vì sao có thể quyết định những hiệu quả vật lý, nhưng chúng không thể treo
lửng hay triệt tiêu ý chí tự do của con người. Như vậy chúng không tạo thành
những nguyên nhân quyết định. Chính Thiên Chúa cũng không phải là nguyên