thường thành vàng mà là sự trùng hưng trạng thái thiêng liêng nguyên thủy và sự
cứu rỗi cho mọi sinh linh. Lúc đó, người ta đứng ở biên giới của triết lý, của khoa
học và của tôn giáo.
JEAN CLAUDE MARGOLIN.
TRIẾT LÝ CHÍNH TRỊ Ở THẾ KỶ MƯỜI SÁU
Trong thế kỷ này, "sự cất cánh của triết lý chính trị" được giải thích trước tiên bởi
việc khước từ cả ba khuôn mẫu La Mã, khuôn mẫu Cơ đốc giáo và khuôn mẫu
phong kiến. Có lẽ tư tưởng vẫn còn mang dấu ấn của những hồi sinh Trung cổ và
trong học thuyết chính trị vẫn còn nhiều do dự về khái niệm và lý thuyết. Tuy
nhiên một nỗ lực khái niệm hoá rất lớn đã diễn ra, chuẩn bị cho sự tăng trưởng
của chính trị học hiện đại. Trong khi lịch sử làm việc để rèn đúc nên, vượt qua
những tước vị và quyền uy quân chủ, thực thể pháp lý của quốc gia và sức mạnh
của những quyền công cộng, sự suy tư về chính trị, từ Machiavel đến Althusius,
đi ngang qua Bodin, La Boétie hay Suarez, tìm cách công thức hóa bằng ngôn từ
mới vấn đề của Res publica (cộng hoà/việc công) nhân văn Cơ đốc giáo hay với
phong trào cách tân và những trào lưu phản kháng những chế độ quân chủ chuyên
chế, bạo chúa. Nhưng ngay cả khi những tác phẩm của triết lý chính trị được khai
sinh giữa lòng những tình huống địa phương và đặc biệt, chúng vẫn vượt qua
những giới hạn của không gian và thời gian để cho ta một suy tư đi thẳng vào
trung tâm của đời sống chính trị. Như thế, quyển Utopie của Thomas More múc ý
nghĩa từ nước Anh khốn khổ đầu thế kỷ mười sáu; quyển Ông hoàng của Nicolas
Machiavel là một suy niệm về những tiểu quốc bất định ở nước Ý thời đó; quyển
Cộng hoà của Jean Bodin nhằm củng cố nền quân chủ của nước Pháp… Tuy vậy,
tất cả những tác phẩm này, do ý nghĩa và tầm cỡ của chúng, vượt quá những vấn
đề của xứ sở gốc và cung ứng một cách lý thuyết hoá những vấn đề căn bản như
công lý, tư hữu, quyền tư pháp, quyền tối thượng… Những tác phẩm này làm nổi
lên những khái niệm mới và vẽ ra đồ thức của một hệ thống khái niệm mới. Như
thế chúng là bằng chứng cho cố gắng tìm hiểu diễn tiến của nhân sự. Qua đó
chúng tạo ra một lý thuyết về nhà nước quân chủ và một học thuyết về quyền lực.
Vược qua sự phá đổ những huyền thoại, bất chấp những ẩn ước và những đề
kháng, trong triết lý chính trị của thế kỷ mười sáu, đã hình thành một tư tưởng