Cộng hoà về quyền và về luật pháp nó chuẩn bị cho những tổng hợp lớn đầy tham
vọng của chủ nghĩa duy lý hiện tại.
Simone Goyard-Fabre
MORE
(1478 - 1535)
Thomas More, từ khi còn rất trẻ, đã say mê văn học cổ điển Hy_la; tuy nhiên khi
vào đại học ông lại theo ngành luật và vào năm hai mươi mốt tuổi, được ghi danh
vào luật sư đoàn thành Luân Đôn. Trở thành giáo sư luật, ông theo đuổi sự nghiệp
chính trị, và ở viện Thứ dân, nơi ông được bầu làm đại biểu, ông được để ý vì
tính quả quyết và chính trực. Trong thời gian đó, ông khám phá và say mê các tác
phẩm huyền học của Denys l’Aréopagite và của thánh Augustin. Không có gì
ngạc nhiên khi cuộc đời chính trị của ông, mà ông quan niệm như là một nghĩa
vụ, đã là tấm gương phản chiếu tâm hồn cao thượng của ông.
Phụng sự vua Herri VIII vào năm 1509, luôn luôn được hỗ trợ tinh thần, ngay cả
trong những giờ khắc u ám nhất, bởi tình bạn sâu sắc với Érasme và nhà nhân bản
người Anh John Colet, ông đã làm hết sức sao cho vị quân vuông trở thành người
cha của dân tộc. Ông hoàn thành xuất sắc mọi sứ mạng được giao và trở thành
quan Chưởng ấn vào năm 1529. Nhà vua đánh giá cao trí thông minh và lòng tận
tụy của ông. Nhưng vì Thomas More không đồng tình với việc vua Henri VIII li
dị cùng Catherine d’ Aragon đã páh vỡ tất cả. More đệ đơn xin treo ấn từ quan;
nhưng nhà vua sẽ không bao giờ tha thứ cho ông vì hành vi đó. Ông bị bắt và
giam vào tháp Luân Đôn và bị đối xử rất tồi tệ. Với những chứng cứ giả mạo và
chứng nhân dối trá do nhà vua ra lệnh dàn dựng, ông bị kết tội phản quốc và bị
chặt đầu.
XỨ KHÔNG TƯỞNG (L’Utopie)
Quyển Utopie, năm 1516, trình bày điều mà người ta vẫn thường coi là một trong
những giấc mộng chính trị của thời Phục hưng, một giấc mộng mãnh liệt như
hiện thực đang diễn ra nơi "Hải đảo phi xứ" (L’Ile de Nulle-Part) vượt qua mọi
không gian cụ thể.