TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 562

Hai cặp từ xuất hiện và tái xuất hiện không ngừng trong cách đặt vấn đề của
Machiavel: đó là cặp từ tài đức và vận hội và cặp từ vận hội và tự do, thế nhưng
người ta không thể đồng hoá ý niệm tài đức (gồm sức mạnh, lòng can đảm, mưu
trí, giá trị nhân cách, lòng kiên định, đặc biệt đòi hỏi đối với chiến binh và chính
khách) và ý niệm tự do.

Vận hội luôn luôn có thể đồng hoá với ngẫu nhiên, với cơ hội (Ta có những thành
ngữ: Thức thời vụ mới là người tuấn kiệt, hay: phải nhanh chóng nắm bắt lấy cơ
hội). Một sự phối hợp chính xác giữa vận hội (để nắm bắt) và ý chí tự chủ (tự do)
về một tình huống hoặc một chương trình hành động, đó là quy luật vàng được đề
ra ở đây.

Ta biết rõ là có những người vẫn mang định kiến rằng mọi chuyện nơi thế gian
đều nằm trong tầm quan phòng của Thiên Chúa và của ngẫu nhiên, rằng con
người với tất cả minh trí của họ cũng không thể làm gì khác hơn là hãy "lạc thiên
an mệnh" bởi vì "người tính không bằng trời tính", đừng có mà bố láo đòi "nhân
định thắng thiên!". Mọi sự đều đã "tiệt nhiên định phận tại thiên thư" cả rồi, có la
lối phản kháng, có tìm đủ trăm phương ngàn kế để cưỡng lại số trời thì rồi…
cũng chỉ thế thôi. Vô phương khả đảo! Cứ phó mặc tự nhiên, mà xem con tạo
xoay vần tới đâu. Định kiến này càng rất thịnh hành trong thời đại chúng ta vì lớp
sóng phế hưng của bao triều đại mà người ta hằng chứng kiến, cũng như bao tấn
tuồng dâu bể đã diễn ra, vượt qua mọi ước đoán của trí tuệ con người. Đến nỗi
rằng đôi khi nghĩ đến điều đó, chính tôi cũng rơi vào định kiến nọ. Tuy nhiên để
cho ý chí tự do của chúng ta không bị tắt ngấm và triệt tiêu một cách thảm
thương, tôi nhận định rằng có thể là thời cơ vận hội chỉ làm chủ một nửa những
công trình của chúng ta nhưng nó cũng để cho ta lèo lái một nửa kia (hay kém
hơn một tí). Điều này tôi có thể mô tả bằng cách so sánh với một dòng sông (1)
đều đặn tràn ngập, khi nổi giận, nhận chìm những vùng đồng bằng rộng lớn, tàn
phá nhà cửa mùa màng, làm sụt lở bờ bên này để đem bồi cho bờ bên kia; ai cũng
lo chạy trước cơn thịnh nộ của nó, chẳng còn kịp để đắp đê xây thành ngăn chặn
nó. Và mặc dầu đến mùa thì nó cuồng nộ như thế, nhưng vào mùa khác thì nó lại
yên ả xuôi dòng cho những hàng cây ven bờ lặng lẽ soi bóng, những con thuyền
mát mái xuôi chèo. Lúc đó nếu con người biết "cư an tư nguy" (2) thì sẽ lo đắp đê
điều hay khơi thêm nhiều dòng chảy phụ, để cho, khi đến mùa lũ, dòng sông sẽ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.