2. Vào thế kỷ mười chín, nhà toán học Cantor sẽ phát minh ra khái niệm "lũy
thừa vô hạn" (puissance de l’infini).
Sự Khai Sinh Cơ Học
"Khi Galilée cho rằng những quả cầu trên một mặt phẳng nghiêng với một độ gia
tốc phụ thuộc vào trọng lượng do ý ông quyết định, khi Torricelli khiến không khí
phải chịu một trọng lượng mà chính ông biết trước là bằng với trọng lượng một
cột nước mà ông cũng đã biết… đó là cả một mặc khải sáng ngời cho mọi nhà vật
lý." Kant đã chào đón bằng những lời danh tiếng này sự khai sinh đích thực của
vật lý học, do từ ý tưởng cơ bản rằng kinh nghiệm không phải được làm nên từ
những dữ kiện khả giác cũng không phải từ tri giác về những sự vật như chúng tự
phô bày trong sự dị tính phẩm chất (hétérogéité qualitative) của chúng, nhưng là,
để được như thế, phải định nghĩa đối tượng của nó theo những tương quan tất
yếu, mà nó tìm thấy kiểu mẫu trong toán học, nhất là trong hình học.
Cuộc cách mạng trí thức ở thế kỷ mười bảy, qua đó lý trí ý thức về chính mình
như là tài năng trật tự (faculté de lórdre) thực sự đúng là chứng thư khai sinh của
vật lý học hiện đại. Nếu mọi nhà thông thái không phải đều là triết gia, nhưng các
triết gia, ở thế kỷ mười bảy, thường cũng là những nhà thông thái, vì rằng triết
học cho phép, trong một mức độ rộng lớn, việc xây dựng khoa học và dẫn dắt đến
đó. Galilée (1564 - 1642) tạo ra cơ học toán khi cho những định luật thiên nhiên
hình thức những hàm số toán học - điểm nét thiên tài qua đó Auguste Comte sẽ
nhận ra cuộc đăng quang của khoa học thực chứng, được đánh dấu bởi sự thay
thế việc tìm kiếm những nguyên nhân tuyệt đối của các hiện tượng bằng sự thiết
lập những định luật tương quan.
Jean Lechat.