nhận định về ông: "Ông vừa là một vị mệnh quan tài giỏi, một pháp gia xuất sắc,
đồng thời là nhà thần học, sử gia, nhà thơ".
Đối với chúng ta Grotius giữ một địa vị đáng kể trong lịch sử hình thành quốc tế
công pháp. Tác phẩm chính của ông De jure belli ac pacis (Về quyền chiến, hoà)
được xuất bản ở Paris, bằng tiếng Latinh, năm 1625. Quyển sách này đã được
dịch ra nhiều thứ tiếng của châu Âu.
Grotius thuộc về số những triết gia chính trị của thời cổ điển, bên cạnh Spinoza
và Hobbes. Rousseau sẽ đọc ông và bình luận về ông; ông là một nhà kinh điển
cả trong lãnh vực triết lý chính trị.
VỀ QUYỀN CHIẾN/ HOÀ
Trong khảo luận này Grotius đặt vấn đề chiến tranh từ vấn đề sở hữu. Việc sử
dụng bạo lực chiến tranh được biện minh khi nó cho phép chúng ta giành lại cái
mà kẻ xâm lăng đã tước đoạt của chúng ta, hoặc là để đạt đến một thủ đắc mà
không phạm đến quyền của người khác.
Về tính chính đáng của chiến tranh
Đoạn trích đầu tiên này từ thiên khảo luận về chiến tranh và hoà bình, mượn từ
bản dịch cổ điển của Jean Barbeyrac (1729), đặt ra những nguyên tắc về sự tiếp
cận bạo lực.
Nếu người ta nhận xét những ấn tượng đầu tiên của thiên nhiên, người ta không
thấy có bất kỳ cái gì hướng đến việc lên án chiến tranh, ngược lại, mọi hiện tượng
đều cho phép điều đó. Bởi vì người ta tham chiến là để bảo tồn sự sống của bản
thân hay của những người trong gia đình, những thành viên của cộng đồng, và để
giữ gìn hay để thủ đắc quyền sở hữu những vật dụng hữu ích cho đời sống: điều
này rất phù hợp với những chuyển động đầu tiên của thiên nhiên. Không có gì
trong thiên nhiên trái ngược với việc dùng bạo lực, nếu cần thiết, để đạt đến hiệu
quả này; bởi vì thiên nhiên ban cho mỗi động vật sức mạnh là để cho động vật đó
biết sử dụng sức mạnh để tự vệ và mưu cầu lợi ích…