Đứng về mặt lý lẽ chính đáng và tính xã hội, mà chúng ta phải tham vấn những
nguyên tắc, thì nó không cấm đoán tất cả mọi bạo lực, mà chỉ cấm bạo lực nào đi
ngược lại với xã hội, nghĩa là xâm hại đến quyền của người khác. Bởi vì mục
đích của xã hội là làm sao cho mỗi người được yên ổn hưởng thụ phần của mình,
với sự hỗ trợ và sức mạnh hợp quần của toàn cơ thể xã hội. Vì sự sống và tự do
luôn luôn thuộc về riêng mỗi cá nhân và như vậy không một ai khác có thể tuớc
đoạt mà không phạm vào bất công. Người chiếm giữ đầu tiên có quyền dùng
những vật trong mức độ người ấy cần để thoả mãn những nhu cầu tự nhiên của
mình; nếu như ai có ý nghĩ tước đoạt quyền của người đó, là người ấy thực sự đã
sai trái.
Nhưng người ta còn thấy rõ hơn nhiều việc sử dụng sức mạnh là cần thiết, từ khi
pháp luật hay tục lệ đã quy định phần của mỗi người, và cho họ quyền sở hữu …
Như vậy, suy nghĩ và làm việc cho quyền lợi riêng của mình chẳng phải là trái lại
với bản chất của xã hội loài ngưới, miễn rằng người ta làm việc ấy mà không gây
tổn hại đến quyền lợi của người khác.
Do đó, việc sử dụng sức mạnh không hề là bất công bao lâu mà nó không gây tổn
hại đến quyền lợi của người khác.
Như thế là đủ để chứng minh rằng không phải mọi chiến tranh đều trái với Quyền
tự nhiên.
GROTIUS, Về quyền chiến/ hoà
Về sự cần thiết của việc tuyên chiến
Chiến tranh chỉ hoàn toàn chính đáng giữa các nước ngang sức nhau; nhưng
quyết định đi vào chiến tranh giả thuyết phải có một tuyên bố công khai về phần
quốc gia quyết định. Nhưng Grotius không hề quên sự khác nhau giữa Tự nhiên
pháp (không hề đòi hỏi việc tuyên bố đó) và Quốc tế công pháp ở đó sự cần thiết
của việc tuyên chiến là rất minh nhiên.
Nhưng để cho chiến tranh trở thành hợp pháp và hợp thức thì không chỉ là nó xảy
ra giữa hai quốc gia ngang sức nhau mà nó còn phải được tuyên bố công khai và