Francis BACON, Novum Organum
1. Khuynh hướng "dĩ nhân vi trung" (l’anthropocentrisme) bẩm sinh khiến chúng
ta tin rằng "giác quan con người là thước đo vạn vật"
2. Ám chỉ đến Ẩn dụ cái hang của Platon. Ở đây là những thành kiến và những
thụ cảm cư ngụ trong hang ổ cá nhân của mỗi người.
3. Tất cả những nhầm lẫn được ngôn ngữ lưu chuyển, nó khiến chúng ta lầm
tưởng cọng rơm từ ngữ là hạt giống sự vật.
4. Tất cả những nhầm lẫm này sinh từ việc phơi bày triết lí ra trước công chúng.
Chúng được chia thành ba loại: nguỵ biện, kinh nghiệm, mê tín.
Lí Tính và Kinh Nghiệm
Giữa những kẻ duy nghiệm (empiristes) chỉ biết góp nhặt, tích luỹ mà không theo
một phương pháp nào và những người duy lí (rationalistes) rút ra tất cả từ chính
bản thể của mình, vẫn có chỗ cho sự hợp nhất chặt chẽ giữa lí trí và kinh nghiệm.
Ta nên bắt chước con ong, chứ đừng theo gương con kiến hay con nhện.
Những kẻ duy nghiệm, theo gương cần cù của con kiến, bằng lòng góp nhặt dành
dụm để tiêu dùng dần dần; những người duy trí, theo cách của con nhện giăng tơ
rút ra từ chính mình; còn phương pháp của con ong nằm ở trung đạo: ong hút mật
từ những bông hoa nơi vườn cây nội cỏ để rồi chế biến theo cách riêng của chúng
và làm ra dưỡng chất cho cả bầy đàn. Công việc thực sự của triết học cũng theo
hình ảnh đó. Nó không tìm được điểm tựa duy nhất trong những sức mạnh của
tinh thần; và chất liệu mà thiên nhiên và những kinh nghiêm cơ giới đem lại, nó
không đưa chất liệu đó như nguyên trạng vào bộ nhớ để lưu trữ mà đã được biến
đổi, chuyển hoá trong trí tuệ. Do vậy, nên ta hi vọng một liên minh chặt chẽ hơn
và được tôn trọng hơn giữa hai tài năng, kinh nghiêm và thuần lí - một liên minh
vẫn còn chờ được tạo ra.
Francis BACON, Novum Organum
CHÂU LỤC ATLANTIDE MỚI