TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 633

bắt đầu phụng sự cho thế gia Cavendish và suốt đời gắn bó trung thành với dòng
tộc này. Ông du hành và lưu trú nhiều lần ở Pháp và ở Ý, kết giao với Mersenne
và qua ông này, với những tên tuổi lớn của nền "Cộng hoà văn học". Ông quen
Gassendi, gặp gỡ Galilée ở Florence và từ năm 1640 - 1651 trải qua một thời gian
lưu đày tự nguyện ở Pháp.

Những công trình đầu tiên của ông không thiếu phần hứng thú. Năm 1628 ông
cho ra đời bản dịch thường được tái bản nhiều lần của bộ Lịch sử cuộc chiến
Péloponnèse của Thucydide; năm 1630 ông đề xuất một Tiểu luận về những
nguyên lý đầu tiên. Trong tập sách nhỏ này, người ta tìm thấy không chỉ một lý
thuyết duy cơ giới về cảm giác mà còn là sự khẳng định một chủ nghĩa duy cơ
giới rốt ráo và nghiêm xác (un mécanisme exhaustif et rigoureux). Trong thời kỳ
1630 - 1658 xuất hiện bộ tổng luận triết học và khoa nhân chủng học chính trị của
ông. Đó là những tác phẩm Những yếu tố của tự nhiên quyền và chính trị quyền,
Những yếu tố của triết học và nhất là danh tác Léviathan. Bộ Những yếu tố của
quyền lực được lưu hành bí mật từ năm 1640, nhưng phải đợi đến năm 1650 mới
xuất hiện công khai, thành hai khảo luận tách riêng: Human Nature và De corpore
politico. Bộ Những yếu tố triết học gồm ba phần: Thân xác, Con người, Công dân
- linh cảm về cuộc nội chiến sắp xảy đến khiến Hobbes đảo lộn trật tự này. Thật
vậy, năm 1642 quyển De Cive được xuất bản; năm 1655 quyển De corpore; và
năm 1658 quyển De homine. Trong khoảng thời gian đó, vào năm 1651, xuất hiện
quyển Léviathan. Một quyển sách gây xì_căng_đan: người ta hô hoán lên rằng đó
là sự báng bổ tôn giáo, là chủ nghĩa vô thần.

Ngoài bộ ba nhân chủng học chính trị này, phải nêu thêm ra đây, cũng trong thời
kỳ này, quyển Mười lăm phản biện đối với tác phẩm Những suy niệm siêu hình
của Descartes, xuất bản khoảng năm 1640 - 1641. nhà triết học người Anh danh
tiếng, trong tác phẩm này xem xét lại ngay những nền tảng của Những suy niệm:
bản chất của cái Cogito (cái "tôi suy tư"), thân trạng của ý tưởng trong sự khác
biệt với hình tượng, tính bẩm sinh của ý tưởng về Thượng đế. Tất cả nhận thức
của chúng ta được sinh ra bởi sự lý luận về những dữ kiện cảm giác, mà lý luận
đó không gì khác hơn là một tập hợp và nối kết những danh từ bởi từ "là". Thuyết
duy danh kinh nghiệm này không cho phép lý trí biết cái gì vượt quá kinh
nghiệm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.