tư, khoa học mà lại không có vật gì hiểu biết, cuộc dạo chơi mà không có cái gì
dạo chơi.
Và từ đó hình như hậu quả là một vật suy tư là cái gì đó có thân xác; bởi vì các
chủ thể của mọi hành vi hình như chỉ được hiểu dưới một lý trí trong thân xác
(une raison corporelle) hay dưới một lý trí của vật chất (une raison de matierè),
như chính Descartes đã chỉ ra một lát sau đó bằng thí dụ về cục sáp: một cục sáp,
dầu mang màu sắc nào, độ cứng mềm ra sao, hình dạng thế nào, và tất cả mọi
hành vi khác bị thay đổi, vẫn luôn luôn được quan niệm là chính vật đó, nghĩa là
cùng một chất lệ thuộc vào tất cả những thay đổi này.
Và từ đó, bởi vì sự hiểu biết mệnh đề này: tôi hiện hữu, tùy thuộc vào sự hiểu biết
mệnh đề này: tôi suy tư; và sự hiểu biết mệnh đề này tùy thuộc vào chuyện chúng
ta không thể tách rời tư tưởng khỏi vật chất đang suy tư; hình như người ta phải
hậu kết (inférer) rằng một vật đang suy tư là vật chất, hơn là phi vật chất.
Thomas HOBBES,
Phản biện thứ ba đối với Những suy niệm siêu hình của Descartes.
1. Ông, ở đây là Descartes.
" Tất cả những gì có kích thước là cơ thể…"
Bằng từ Tinh thần (Esprit), chúng tôi hiểu đó là một cơ thể tự nhiên có độ tinh tế
đến mức mà nó không tác động trên các giác quan nhưng nó chiếm một nơi chốn
như ảnh tượng của một cơ thể hữu hình có thể chiếm một nơi chốn. Như thế,
quan niệm mà chúng ta có về một Tinh thần là quan niệm về một hình thể không
màu sắc: trong một hình thể chúng ta quan niệm kích thước; do vậy quan niệm
một tinh thần là quan niệm một cái gì có kích thước (1).
Nhưng mặc dầu Kinh thánh công nhận những Tinh thần nhưng không chỗ nào
Kinh thánh nói là chúng phi cơ thể (incorporels), theo nghĩa chúng bị giảm trừ đi
những kích thước và những phẩm chất; và tôi còn không nghĩ rằng cái từ phi cơ
thể được tìm thấy chỗ nào trong suốt quyển Kinh thánh; mà trong đó chỉ nói rằng
Tinh thần ở trong con người, rằng Tinh thần giáng xuống những con người, rằng