TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 739

khó hiểu nhất đối với lí trí, người ta chỉ cần cho thấy rằng chúng có mặt trong các
sách thánh (cũng như để chứng tỏ sự không chắc chắn của những vật rất có vẻ
thật, người ta chỉ cần cho thấy là chúng không được đề cập đến trong các sách
thánh); bởi vì những nguyên lý của thần học vượt lên trên cả nhân tính lẫn lý tính,
và bởi vì tinh thần con người quá yếu đuối để có thể vươn đến đó bằng những nỗ
lực tự thân, tinh thần con người chỉ có thể bay lên đến những vùng trời cao vời
này với sự phù trợ của một sức mạnh toàn năng và siêu nhiên.

Nhưng câu chuyện là không giống như thế đối với đề tài nằm trong tầm lãnh hội
của các giác quan hay khả năng quán triệt của lý luận: trong phạm vi này thế giá
trở nên vô ích, chỉ lí trí có tiếng nói quyết định. Thế giá và lí trí có những quyền
hạn tách biệt nhau: có khi cái này được mọi lợi thế, có khi cái kia lại chiếm lĩnh
thượng phong. Nhưng bởi vì những đề tài loại này nằm ở tỉ lệ ngang tầm của tinh
thần, nên tinh thần tìm thấy tự do hoàn toàn để trải mình trên đó: sự phong phú
không hề cạn nguồn của nó liên tục sản sinh và những phát minh của nó sẽ là vô
tận và vô hạn…

PASCAL, Lời tựa quyển Khảo luận về chân không.

1. Lưu ý rằng thế giá của những bản văn thì ngược lại với lý tính

2. Sự kiện đơn giản là sự kiện chỉ có thể được biết nếu nó đã được trình thuật bởi
một nhân chứng.

3. Định chế (l’institué) trái lại với tự nhiên (le naturel).

* Đêm hai mươi ba tháng mười một năm 1654, Pascal đã trải qua một cuộc xuất
thần huyền nhiệm (une extase mystique) mà ông viết lại thành bản ghi nhớ
(Mémorial) và khâu kỹ vào mặt trong chiếc áo khoác hầu như ông luôn mang
theo bên mình.

… Từ khoảng mười rưỡi tối tới

khoảng mười hai rưỡi khuya.

Lửa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.