triết học chính trị của các thế kỷ mười bảy và mười tám, là rất đáng kể. Hay như
Jacobi, mà Kant không nề hà chọn làm đối thủ của mình, là những thí vụ về
những ý hướng của chúng tôi muốn phục hồi phẩm giá cho vài tên tuổi lớn mà
chỉ những sử gia triết học còn lưu giữ hoài niệm.
Rất nhiều trong số những bản văn này - hầu như tất cả những bản văn liên quan
đến thời Trung cổ và thời Phục hưng, cũng như nhiều bản văn thời Thượng cổ
được cập nhật hoá một cách khoa học, đã được dịch hay dịch lại bởi các chuyên
gia đặc trách về từng thời kỳ - Đối với những bản văn triết học Đức, chúng tôi
cũng dụng công như thế,
Có hai nguyên lý hướng dẫn công trình của nhóm chúng tôi, mà cả hai đều không
phải là không có những ngoại lệ.
Nguyên lý thứ nhất hệ tại ở chỗ tự giới hạn vào những tác gia triết học, loại trừ
lãnh vực khoa học nhân văn. Vậy nên xin bạn đọc đừng ngạc nhiên khi thấy vắng
bóng một vài tên tuổi lớn, rất quen thuộc với công chúng. Tuy nhiên, chúng tôi
vẫn bảo lưu một số văn bản - chẳng hạn của Freud, một tác gia vẫn được coi là
triết gia - nơi một cách đặt vấn đề thực sự triết lý hiện diện rõ ràng, bởi sự thực là
biên giới giữa cái gì là triết lý (le philosophique) với cái gì là phi - triết lý (le non
- philosophique) đôi khi cũng khó phân biệt cho rạch ròi.
Nguyên lý thứ nhì tệ hại ở chỗ nhận cái trật tự biên niên sử trong việc trình bày
các tác gia. Trật tự này có ưu thế là cho phép độc giả định vị dễ dàng các tác gia
trong dòng thời gian. Nó cũng chỉ giúp cho tác phẩm độc lập với những khái
niệm được hàm chứa trong các chương trình học tập và những biến cải có thể tác
động đến chúng. Cuối cùng trật tự này tạo thành một thứ lịch sử triết học qua triết
văn. Tuy nhiên trật tự này không phải là không đem lại điều bất tiện. Kiểu trình
bày biên niên tạo ra tính bất liên tục nó che giấu tính liên tục nằm ở chỗ tầng sâu
hơn của những trào lưu tư tưởng, đôi khi khiến cho các triết gia cách xa nhau
trong thời gian lại rất gần gũi nhau trong tư tưởng. Để tránh điều bất tiện chính
yếu này, đôi khi chúng tôi cũng tự cho phép tuỳ tiện một chút đối với kiểu biên
niên thuần tuý. Chẳng hạn,việc tôn trọng nghiêm ngặt tính biên niên sẽ buộc phải
để Maine de Biran ngồi giữa Fichte và Hegel. Nhưng kiểu trật tự này sẽ phá vỡ
không chỉ tính thống nhất của trào lưu sau Kant mà còn phá vỡ tính liên tục đã