TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 9

dẫn dắt tư tưởng duy linh của Pháp từ Maine de Biran đến Bergson. Vậy nên trật
tự được chọn nhận là một kiểu thoả hiệp giữ tính biên niên và sự tôn trọng - có
tính thiết yếu trong mắt chúng tôi - đối với một thứ lô-gích riêng của lịch sử triết
học. Cuối cùng, để soi sáng cho độc giả về những trường phái và những thời kỳ
triết học, chúng tôi đã đặt ra một số những cột mốc (Thượng cổ, Trung cổ, Phục
hưng, Hiện đại…) đánh dấu những tuyến lớn trong triết học.

Người ta cũng sẽ tìm thấy trong tác phẩm này, những tập hồ sơ liên quan đến lịch
sử tư tưởng (Việc Kiểm soát trí thức ở thời Trung cổ - Khoa học huyền bí vào thế
kỷ 16) và lịch sử Khoa học. (Những lý thuyết về bản chất của ánh sáng trong thế
kỷ 17, 18). Thực vậy, nếu các triết gia đọc của nhau - có khi hiểu rõ, có khi không
hiểu rõ lắm - thì họ cũng đọc những thứ khác hơn là triết học. Những bản văn
triết quy chiếu về Triết học và kể cả những cái không phải là triết học, được phác
thảo một cách triết lý, nghĩa là thuần khái niệm (conceptuellement). Những tập hồ
sơ về lịch sử tư tưởng và lịch sử Khoa học tìm cách soi sáng cái bên ngoài đó của
triết học mà dầu muốn hay không triết gia vẫn luôn luôn giữ một mối quan hệ khá
là lập lờ.

Đối với mỗi tác giả, người đọc sẽ gặp một tiểu sử ngắn, và một thư mục gói gọn
những tác phẩm chính của vị ấy và vài công trình nghiên cứu phê bình.

Các tác phẩm quan trọng trở thành đối tượng của những chú thích giới thiệu ngắn
gọn. Các bản văn trích tuyển được mở đường bằng một đoạn dẫn nhập ngắn
nhằm khai mở đối tượng và cách đặt vấn đề của đoạn văn đó. Một vài biên chú
hoặc cước chú đã được dự trù nhằm giúp cho việc đọc hiểu được thuận lợi hơn. Ở
cuối mỗi bản văn và đôi khi đề xuất một hay nhiều tham chiếu đến các thời gian
khác và các bản văn khác.

Những tham chiếu này không hề có nghĩa là một đồng nhất tính giữa khái niệm
của bản văn đang bàn và những khái niệm của bản văn mà những tham chiếu này
nêu lên cho độc giả lưu ý. Như Eric Weil đã viết, lịch sử triết học là lịch sử việc
chuyển di những khái niệm. Như vậy người ta sẽ không tìm thấy được một khái
niệm chung cho hai triết gia, nhưng luôn luôn vẫn hữu ích cho việc suy tư khi nêu
lên mối quan hệ giữa các ý niệm, gần gũi nhau hay đối lập nhau, và nắm bắt được
sự khác biệt để khoanh vùng chính xác hơn ý nghĩa của những gì ta đọc. Chính

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.