gọi dùng phương pháp khuyến dụ, thuyết phục là một tuyên ngôn chống lại sự bất
tương dung.
Như vậy đã rõ là con đường chính đáng duy nhất để khơi dậy tình cảm tôn giáo là
tạo ra trong tâm hồn một số phán đoán và chuyển động của ý chí hướng về
Thượng đế. Vậy mà, bởi vì những đe dọa, những ngục tù, những hình phạt,
những Thượng cuộc lưu đày, những cây gậy giáng vào người, những cực hình, và
nói chung là tất cả những gì được chứa đựng dưới cái nghĩa đen là cưỡng bách,
không thể tạo ra trong tâm hồn những phán đoán và những chuyển động của ý chí
hướng về Thượng đế, những điều tạo nên yếu tính của tôn giáo. Rõ ràng cái kiểu
thiết lập tôn giáo như vậy là giả trá, là sai lầm, và bởi vậy đấng Kitô không bao
giờ khuyên làm chuyện đó.
Những cực hình chỉ làm người ta sợ những kẻ tra tấn, sợ những dụng cụ tra tấn và
những đòn tra tấn, chúng cưỡng bách người ta phải cải đạo nhưng trong lòng
người ta lại đầy thù hận, khiếp đảm chứ không một chút yêu thương an lạc, vốn là
yếu tính của tôn giáo.
Bản tính của tôn giáo là sự khuyến dụ, thuyết phục cho tâm hồn hướng về
Thượng đế, tạo ra lòng mến Chúa, yêu người bằng sự tự nguyện. Đó mới là tình
yêu, là lòng tín mộ đích thực. Còn vì bị cưỡng bức mà phải chịu cải đạo thì đó chỉ
là những hành vi gian dối, nguỵ tín của cả hai bên, kẻ cưỡng bách và người bị
cưỡng bách, và là một sự xúc phạm nặng nề, sự bôi bác lương tâm và trí tuệ con
người.
Pierre BAYLE, Bình luận triết lý về lời Chúa…
Luôn luôn theo quy luật của lương tâm
Bayle đặt tính đạo đức không phải trong những hiệu quả của các hành vi chúng ta
mà trong quy tắc của lương tâm mà các hành vi kia có theo hay không. Quan
niệm đạo đức theo phái Tin lành này cũng đã gợi hứng cho Rousseau và Kant. Sự
đối chiếu lỗi lầm với tội lỗi chứng tỏ việc duy trì ảnh hưởng của tôn giáo trên
quan niệm về đạo đức.