TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 840

người khác, hay giúp đỡ người nghèo khó, phản đối bất công, trung thành với bè
bạn, khinh miệt những điều ti tiện, khước từ khoái lạc nhục thể, không hề làm hại
ai, hoặc là bởi ước muốn được khen ngợi thúc đẩy họ đến những hành động đẹp
đẽ đó - những hành động sẽ không mất phần được công chúng ngợi khen, hoặc là
bởi vì ý đồ làm xiêu lòng bạn bè và những người bảo trợ mình, khiến họ hành
động như thế (1). Phụ nữ sẽ gắng giữ tiết hạnh bởi vì chắc chắn điều đó sẽ khiến
đàn ông yêu quý họ, ca ngợi họ. Hẳn là trong xã hội đó cũng vẫn có tội ác đủ loại,
tôi không nghi ngờ gì chuyện đó cả, nhưng cũng sẽ không nhiều hơn là trong
những xã hội thờ ngẫu tượng, bởi vì tất cả những gì khiến cho người ngoại đạo
hành động, hoặc vì điều thiện hoặc vì điều ác, thì cũng tìm thấy nơi xã hội những
người vô thần, đó là những trừng phạt và những khen thưởng, viênh quang và ô
nhục, tính khí và giáo dục. Bởi vì đối với cái ân huệ thánh hoá này (cette grâce
sanctifiante) nó đổ đầy cho chúng ta tình yêu của Thượng đế và giúp chúng ta
chiến thắng những thói hư tật xấu nơi mình, thì những kẻ ngoại đạo cũng không
được hưởng, giống như những người vô thần (2).

Ai sẽ muốn tự thuyết phục hoàn toàn rằng một dân tộc bị bãi truất sự hiểu biết về
Thượng đế, lại tự tạo ra những quy luật về danh dự và dụng công tuân thủ những
quy luật đó, chỉ cần lưu ý rằng trong số những người Kitô-giáo vẫn có một chút
hư viênh phù thế nào đấy, vốn trực tiếp trái ngược với tinh thần của Phúc âm. Tôi
muốn biết dựa theo cái gì người ta đã rút ra cái kế hoạch danh dự kia, cái mà
nhiều Kitô-hữu rất sùng bài, khiến vì nó họ chịu hy sinh mọi thứ khác. Phải
chăng vì họ biết rằng có một Thiên chúa, một Phúc âm, một cuộc phục sinh, một
thiên đàng, một địa ngục, mà họ tưởng rằng đó là xúc phạm đến danh dự của
mình khi không trừng phạt một sự lăng nhục, khi nhường chiếu trên cho người
khác, khi có ít kiêu hãnh và tham vọng hơn so với những kẻ đồng đẳng với mình?
Người ta sẽ thú nhận với tôi là không. Nếu người ta lướt qua tất cả những ý tưởng
về thanh nhã nơi người Kitô-giáo, người ta khó tìm được đến hai ý tưởng đã được
mượn ở tôn giáo. Phải chăng tôn giáo đã làm thay đổi những ý tưởng của chúng
ta về phương diện đó? Hãy so sánh một chút những cung cách của nhiều quốc gia
theo Kitô-giáo, các bạn hãy đối chiếu chúng với nhau thử xem, các bạn sẽ thấy
rằng những gì bị coi là bất lương nơi xứ sở này thì lại chẳng hề là như thế ở các
xứ sở khác. Như vậy, hẳn là những ý tưởng về sự trung thực nơi những người
Kitô-giáo không đến từ tôn giáo mà họ theo. Cũng có một vài ý tưởng chung, tôi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.