thú nhận điều đó, bởi vì chúng ta không thấy một quốc gia Kitô-giáo nào mà ở đó
người đàn bà tiết hạnh lại đáng xấu hổ cả. Nhưng để hành động theo chân tín
(agir de bonne foi) phải thú nhận rằng ý niệm này còn xa xưa hơn nhiều, xưa hơn
Phúc âm, xưa hơn tiên tri Moðse: đó là một trong số những ấn tượng xưa như trái
đất, và tôi sẽ cho các bạn thấy rằng những người ngoại đạo đã không mượn ý
tưởng đó từ tôn giáo của họ. Vậy chúng ta hãy thú nhận rằng, có những ý tưởng
về danh dự nơi loài người, chúng là một công trình của thiên nhiên. Nhất là hãy
thú nhận về thứ danh dự mà nhiều người rất ganh tị, một thứ danh dự rất trái
ngược với quy luật của Chúa. Và sau đó làm sao càng nghi ngờ rằng thiên nhiên
không thể làm giữa những người vô thần điều mà nó làm giữa những người Kitô-
giáo?
Pierre BAYLE, Suy tưởng tản mạn về sao chổi.
1. Tự ái và quyền lợi dẫn đến đức hạnh (so sánh với Kant).
2. Nên gán cho cái lập luận xây dựng tối hậu này ý nghĩa nào?
BÌNH LUẬN TRIẾT LÝ VỀ LỜI CHÚA KITÔ: "HÃY BUỘC CHÚNG ĐI
VÀO"
"Trong đó người ta đưa ra nhiều lý lẽ để chứng minh rằng không có gì đáng ghê
tởm hơn là bắt người khác phải cải đạo bằng sự cưỡng bức và người ta phản bác
mọi nguỵ biện của những kẻ chủ trương việc cải đạo bằng cưỡng chế và sự biện
hộ của thánh Augustin đối với việc dùng nhục hình để buộc người ta theo đạo".
Phần tiếp theo của tiên đề trên đây nói lên khá đủ tính dữ dội của nhà văn phúng
thích khi ông vừa nghe tin về cái chết của người anh em mình bị tống vào ngục ở
Bordeaux sau việc phế chỉ sắc lệnh thành Nantes năm 1685.
Khiến người ta phải khom mình xuống không phải là thuyết phục
Sự tàn bạo về thể lý có thể làm cong lệch phán đoán vì sợ những kẻ tra tấn.
Nhưng nó không hướng linh hồn về Thiên chúa, đó mới là niềm tin đích thực.
Người ta có thể nhận ra ở đây một tiếng vọng của tâm lý học Descartes. Lời kêu