TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 856

cần có một cái gì khác nữa. Cũng thế, một bản thể chỉ có thể bắt đầu bằng sự sinh
ra và kết thúc bằng sự huỷ diệt; một bản thể không thể phân đôi, cũng như hai
bản thể không thể thành một, và vì thế con số các bản thể không tự nhiên tăng
hay giảm, mặc dù chúng thường xuyên biến đổi.

Hơn nữa, mỗi bản thể có thể nói là một thế giới và một gương phản chiếu của
Thiên Chúa, hay đúng hơn là của toàn thể vũ trụ, diễn tả vũ trụ theo cách riêng
của nó, gần giống như là cùng một thành phố được biểu thị khác nhau tuỳ theo
các vị trí khác nhau của người quan sát. Thậm chí có thể nói rằng mỗi bản thể
mang dấu hiện của sự khôn ngoan vô biên và sự toàn năng của Thiên chúa, bắt
chước Ngài đến hết mức có thể. Bởi vì nó diễn tả, dù chỉ mơ hồ, tất cả những gì
xảy ra trong vũ trụ, quá khứ, hiện tại, tương lai, và sự diễn tả này có sự giống
nhau với một tri giác hay tri thức vô hạn. Và bởi vì mọi bản thể khác cũng diễn tả
nó và thích nghi với nó, có thể nói là nó khuyếch đại năng lực của nó trên mọi
bản thể khác, bắt chước sự toàn năng của Tạo Hoá.

LEIBNIZ, Diễn từ Siêu hình học

ĐƠN TỬ LUẬN (La Monadologie)

Đơn tử luận, xuất bản năm 1714, có lẽ là kiệt tác của Leibniz: trong đó ông trình
bày, trong hình thức hoàn chỉnh nhất, và với tối thiểu phương tiện - đó là một bản
văn chỉ độ mười lăm trang - nền siêu hình học hùng vĩ của ông - Đơn tử luận
cũng hoàn bị như Diễn từ Siêu hình học, và tuy nhiên, không phải là sự lặp lại
đơn giản quyển kia. Ở đây dấu nhấn được đặt trên sự khác biệt giữa các hữu thể
thực tại gọi là các đơn tử (les monades) bởi vì thực tại của chúng là đơn nhất tính
của chúng, và những phức hợp thể (agrégats/ composés) chỉ là những hiện tượng;
các đơn tử thì giản dị, bất khả phân và do vậy, tự nhiên là bất khả huỷ diệt, còn
các phức hợp thể thì có thể từ thành trụ đến hoại không; như vậy các đơn tử như
là những quan điểm trên cùng một vũ trụ, tất cả đều khác nhau, và mỗi đơn tử đều
hoàn bị, mang nguyên lý của những thay đổi nội tại riêng, còn những vật phức
hợp từ những thành phần chúng tác động lên nhau bằng định luật nhân quả vật lý.

Đơn tử luận cho thấy, có lẽ hơn bất kỳ bản văn nào khác của Leibniz, tính mạch
lạc táo bạo của hệ thống; đặc biệt người ta sẽ thấy ở đó bằng cách nào mà đơn từ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.