TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 914

phải là những sự vật mà chúng ta tri giác bằng những giác quan, và chúng ta tri
giác được những gì ngoài chính những ý tưởng hay cảm giác của chúng ta?
Chẳng phải có một mâu thuẫn hiển nhiên hay sao khi chấp nhận rằng bất kỳ cái gì
trong số những cái này, hay sự kết hợp của chúng, lại có thể hiện hữu mà không
được tri giác?

5.- Nếu người ta khảo sát cặn kẽ ý kiến đó, có lẽ người ta sẽ thấy rằng nó phụ
thuộc vào học thuyết về những ý tưởng trừu tượng. Bởi vì có thể nào lại có một
cố gắng trừu tượng hoá tinh tế hơn là cố gắng nhằm phân biệt hiện hữu của
những vật khả giác với tri giác mà người ta có về chúng, để quan niệm chúng như
là đang tồn tại dầu không được tri giác? Ánh sáng và những màu sắc, nóng và
lạnh, trương độ và các hình thể - tắt một lời, những sự vật mà chúng ta nhìn thấy
và cảm nhận, chúng là gì nếu chẳng phải là bao nhiêu những cảm giác, khái niệm,
ý tưởng hay ấn tượng tác động lên các giác quan, và có thể nào tách rời dầu chỉ
trong tư tưởng, một trong những cái đó khỏi tri giác mà người ta có về nó? Về
phần tôi, tôi còn có thể tách rời một vật với chính nó. Hẳn thế, tôi có thể, trong tư
tưởng, tách rời hay quan niệm thành những phần riêng biệt - Phần này tách biệt
hẳn với phần kia - những sự vật mà, có lẽ, bằng các giác quan, tôi chưa từng tri
giác chúng như là được chia ra theo cách đó. Chính theo kiểu ấy mà tôi tưởng
tượng phần thêm của một con người không có chân tay hay là tôi quan niệm mùi
hương của hoa hồng mà không hề nghĩ đến đoá hồng nào. Trong mức độ đó, tôi
sẽ không phủ nhận rằng tôi có thể trừu tượng / trừu xuất (abstraire), nếu người ta
có thể gọi một cách thích đáng sự trừu tượng (abstraction) cái hoạt động tinh thần
nó chỉ nhằm quan niệm một cách tách biệt những sự vật mà có thể là chúng hiện
hữu thật sự hoặc là chúng được tri giác thật sự qua cách tách rời nhau. Nhưng khả
năng quan niệm hay tưởng tượng của tôi không vươn quá khả tính hiện hữu thực
sự hay khả tính tri giác. Lúc đó, bởi vì tôi không thể thấy hay sờ một vật nào mà
không có một cảm giác hiện thực về vật đó, tôi cũng không thể quan niệm trong
tư tưởng của mình một sự vật khả giác nào tách biệt hẳn với cảm giác hay tri giác
mà tôi có về vật đó.

6.- Có những chân lý rất gần gũi chúng ta và quá hiển nhiên với tinh thần đến nỗi
người ta chỉ cần mở mắt ra là thấy rõ ngay thôi. Theo tôi, hình như, đó là cái chân
lý rất quan trọng này - xin được thưa với quý độc giả rằng: tất cả hoà điệu trong
suốt cõi trời, và tất cà mọi sinh linh đang chen chân nhau trên mặt đất, tắt một lời,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.