TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 356

Boèce

(Khoảng 480 - 525)

Sinh ra ở La Mã vào khoảng năm 480, Anicius Manlius Severinus Boecius học
triết học ở Athènes. Là tướng quốc của vua Théodoric (thuộc giống dân Goth -
thời này, đế quốc La Mã đã rơi vào tay dân Goth, bị coi là man rợ). Vào năm 510,
ông được bảo bọc bởi ân huệ của vua trước khi bị thất sủng và bị kết tội tử hình
rồi bị hành hình vào năm 524 (hay 525). Trong thời gian ở trong tù ông đã biên
soạn nên kiệt tác của mình, quyển Niềm An ủi Triết lý (La Consolation de
Philosophie), một hỗn hợp tinh tế giữa văn xuôi và thi ca, trong đó ông hiển lộ
tinh anh của một nền văn hóa triết học đích thực. Chịu ảnh hưởng sâu xa bởi triết
gia Tân phái Platon là Porphyre (234 - 305), Boèce đã tìm nguồn hứng rộng rãi từ
vị này trong những bình luận của ông về Aristote (Về các phạm trù, Về việc kiến
giải).

Là tác giả những tập sách về lô-gích học, cũng như sách phóng tác những khảo
luận toán học của Nocomaque de Gérasa, Boèce cũng đã hoàn tất một công trình
dịch thuật quan trọng (Organon, của Aristote) mà một phần lớn chỉ được tìm thấy
vào thế kỷ 12 (quyển Logica Nova, bao gồm những cuốn Đệ nhất và Đệ nhị Phân
tích, Topiques và Phản bác nguỵ biện).

Là tín đồ Cơ đốc giáo, ông cũng là tác giả của những khảo luận thần học đã thấm
đẫm toàn bộ tư tưởng Trung cổ. Là người La Mã cuối cùng và là người Trung cổ
đầu tiên, Boèce hơn là một tác giả chuyển tiếp: đó là suối nguồn chính của tư
tưởng triết học và thần học thời Trung cổ.

NIỀM AN ỦI TRIẾT LÝ (La Consolation de Philosophie)

Tự do của con người và thuyết định mệnh

Làm thế nào để hòa giải sự biết trước của Thiên Chúa (la préscience diviêne) với
tự do ý chí (le libre - arbitre) của con người?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.