Al - Fârâby
(876 - 950)
Sinh ở Turkestan, Al-Fârâby, "bậc thầy thứ nhì sau Aristote" ở tại nguồn gốc của
những phát triển chính mà triết học Hy Lạp biết đến trên đất Hồi giáo. Là sinh
viên ở Bagdad, nơi ông chịu ảnh hưởng các nhà lô-gích học Cơ đốc giáo phái
Nestorien (như Abu Bishr Mattâ), ở đó ông dạy lô-gích học, trước khi sang Syrie
và Ai Cập. Ông mất ở Damas vào năm 950, để lại một sự nghiệp trứ tác đồ sộ.
Đắm mình nghiên cứu cả Platon lẫn Aristote, ông tạo ra một cách đọc hoà giải
(Sách hoà hợp ý kiến của hai bậc hiền nhân: Platon thần thánh và Aristote tôn
sư), một tác phẩm sẽ ghi dấu ấn lên tất cả truyền thống theo sau. Vì thiếu những
bản dịch, nên chỉ những suy nghĩ của ông về việc phân loại các khoa học và về trí
tuệ và đối tượng của tư tưởng là được trực tiếp biết đến ở phương Tây. Kiệt tác
của ông về triết học chính trị, cuốn Khảo luận những ý kiến trong đó các cư dân
của đô thị lý tưởng tham gia bàn luận. Quyển sách này dung hoà lý thuyết của
Platon về ông vua triết gia với tư tưởng chính trị và tiên tri của Hồi giáo, không
được truyền bá rộng rãi cho lắm trong thế giới Latinh thời Trung cổ, cũng giống
như số phận hình mẫu của nó: quyển Cộng hoà của Platon. Tuy nhiên nhiều ý
tưởng của ông đã được lưu hành qua sự trích dẫn/ phóng tác của người khác.
VỀ TRÍ TUỆ VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA TƯ TƯỞNG
(De intellectu et intellecto _ Sur l’intellect et l’object de pensée).
Giữa Platon và Aristote: lý thuyết và trí tuệ
Chính nhờ Fârâbỵ mà người ta có được hai trong số những chủ đề cơ bản của tư
tưởng Trung cổ: việc công thức hoá sự phân biệt giữa yếu tính và hiện hữu (la
distinction de l’essence et de l’existence), điều này, thông qua Avicenne, sẽ ảnh
hưởng tới thánh Thomas d’Aquin: một biểu tượng về vũ trụ, thiết lập trên sự mô
phỏng vũ trụ luận của Aristote về những Trí tuệ tách rời khỏi học thuyết của
Plotin về lưu xuất (l’émanation).