Việc kiểm soát trí thức
Kiên quyết giữ vững sự tự trị của mình, đại học thời Trung cổ tìm thấy trong
những quy chế của mình sự bảo đảm cho một vận hành đa diện và độc lập. Song
nội lực đó không ngăn cản những sự kiểm duyệt và những chế tài, cũng không
ngăn cản những xung đột với những quyền lực khác. Nếu việc đình công, bãi
khoá, trên nguyên tắc, đủ để giải quyếtt những vấn đề liên quan đến quyền lực
hoàng gia hay giáo hội, thì sự xung đột tiềm tàng giữa những khoa văn nghệ với
khoa thần học lại đặc biệt làm rối rắm sinh hoạt đại học và trong những giới hạn
của định chế, tạo kẽ hở cho sự can thiệp từ bên ngoài.
Những quy chế đại học
Quy chế một đại học điều lý mọi phương diện của đời sống: xác định lịch học,
việc tổ chức các giảng khoá và những buổi hội thảo, tranh luận, những nghĩa vụ
riêng của từng trình độ học - từ việc chuyên cần dự lớp cho đến những chi tiết về
trang phục - cũng như những chế tài đối với những ai vi phạm. Nhằm bảo vệ một
tập thể có những đặc thù rất riêng, quy chế cũng đụng chạm đến những ý tưởng.
Nó có thể chứa đựng, hạn chế, kiểm duyệt. Nó cũng có thể cho phép việc biểu lộ
một thứ đặc thù quốc gia.
Vào thế kỷ mười ba, lịch sử của học thuyết Aristote có thể được xây dựng lại từ
lịch sử những quy chế cho khoa văn nghệ trường đại học Paris. Quy chế năm
1215, được chế định bởi Hồng y giáo chủ Robert de Courson chỉ có một ý nghĩa
phường hội. Xảy ra sau những quyết định của giáo nghị hội của giáo khu Sens
(1210) lên án "việc đọc trước công chúng hay nơi riêng tư những tác phẩm về
triết học thiên nhiên của Aristote và của những nhà bình luận ông, nếu phạm sẽ bị
rút phép thông công", quy chế năm 1215 cũng ghi rõ giới hạn không được vượt
qua đối với các giảng sư khoa văn nghệ: "đọc quyển Logica của Aristote và hai
quyển bình luận của Priscien, các bản văn triết lý, tu từ, quyển Barbarismus của
Donat, quyển thứ tư trong bộ Topiques; việc đọc nhiệm ý bộ Đạo đức học cho
Nicomanque. Đặc biệt cấm những sách của Aristote viết về Siêu hình học, Triết
học thiên nhiên và những bộ tổng luận phái sinh từ đó", nói cách khác, bộ
Paraphrases của Avicenne và những tác phẩm của Al-Fârâby. Việc lên án Aristote