TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 560

Khuất phục con thú và chinh phục con
người

Ông hoàng hiệu năng, ưu tư về việc duy trì quyền lực của mình với sự thuận tình
của dân chúng, phải phối hợp việc chính mình phục tùng pháp luật và việc thực
thi quyền uy có thể cần đến sự cưỡng chế; nhưng quyền lực phải hợp pháp. Việc
nhờ đến thí dụ thần thoại về nhân mã Chiron, thầy dạy Achille, tượng trưng cho
sự hợp nhất giữa minh trí và bản tính con vật.

Chúng ta nên biết rằng có hai cách tranh đấu, một cách bằng luật pháp, cách kia
bởi sức mạnh: cách thứ nhất thích hợp với con người, cách thứ hai thích hợp với
thú vật; nhưng bởi vì cách thứ nhất thường là chưa đủ, nên phải cầu viện đến cách
thứ hai. Đó là lý do khiến ông hoàng cần phải biết rõ làm sao khuất phục con thú
và chinh phục con người. Điều này được truyền dạy cho các ông hoàng bằng
những ngụ ngôn ẩn dụ bởi các hiền giả đời xưa. Chẳng hạn họ viết rằng Achille
và nhiều đại lãnh chúa trong quá khứ đã được giao phó cho nhân mã Chiron (1)
giáo dưỡng. Tại sao vị thái phó của các hoàng tử phải là nửa người nửa thú? Điều
này chẳng có ý nghĩa nào khác hơn là một ông hoàng phải biết sử dụng cả bản
tính này lẫn bản tính kia và rằng cái này mà thiếu cái kia thì khó mà trường tồn.
Nếu một ông hoàng biết sử dụng thành thạo con vật, ông phải chọn lựa con cáo
(2) và con sư tử (3); bởi vì con sư tử không thể tự vệ đối với cạm bẫy hay xảo kế,
còn con cáo thì không chống lại được lũ chó sói. Vậy nên, ông hoàng phải vừa là
con cáo, để biết tránh mọi cạm bẫy, vừa là con sư tử, để có cái uy khiến lũ chó sói
phải khiếp phục.

NICOLAS MACHIAVEL, Ông Hoàng.

1. Nửa người, nửa ngựa, Chiron tượng trưng cho minh trí kết hợp với dũng lực.

2. Con cáo tượng trưng mưu trí.

3. Sư tử tượng trưng uy mãnh.

Nghệ thuật làm ra vẻ (l’art du paraỵtre)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.