Hình ảnh mới về thế giới vào buổi bình
minh của khoa học cổ điển
Theo A.Koyré, cốt tủy của cuộc cách mạng mở ra bởi sự khai sinh của khoa học
cổ điển, được giản quy vào hai điểm cơ bản:
1) Phá bỏ vũ trụ Hy Lạp - hữu hạn và địa tâm (géocentrique), cũng như phá bỏ vũ
trụ nhân tâm (anthropocentrique) của Trung cổ, thay thế bằng một vũ trụ vô định
và vô hạn.
2) Sự hình-học-hoá không gian vật lý, không gian này không còn là một toàn bộ
những cảnh giới biệt loại (như đó là trường hợp nơi Aristote) và được thay thế
bởi không gian Euclide: đồng chất, vô hạn và đồng nhất với không gian thực.
Thực tế, cuộc cách tân này đã được khởi phát bởi công trình của Copernic; ông
tìm cách đặt thiên văn học trên những nền tảng vũ trụ luận vững chắc của hệ
thống thế giới đích thực. Cuộc cách mạng Cô-péc-nic không chỉ được thực hiện
bởi Copernic mà còn bởi những người theo thuyết của ông (Bruno, Képler,
Galilée, Descartes, Hughens và Newton…) họ biết khai thác tất cả tầm cỡ trong
tác phẩm của Copernic trong mọi hậu quả nhận thức luận, siêu hình học và cả
thần học.
Việc xây dựng hệ thống Cô-péc-nic
Hẳn thế, những biểu duyên (motivations) của Copernic có tính bảo thủ hơn là
cách mạng, ít ra là ở nguồn gốc. Tu sỹ Copernic (1473 - 1543) lúc đầu ngạc nhiên
bởi tính phức tạp đến khó tin của hệ thống thiên văn theo Ptolémée, chủ yếu trách
ông này đã kêu gọi đến những điều giả tạo hình học (des artifices géométriques)
tuy hiệu quả nhưng lại bất tương dung, để cứu vãn bề ngoài, trong khi vẫn biết rõ
rằng những điều giả tạo này chỉ là những hư cấu không có nền tảng trong thực tế.
Mặc dầu tránh xa mọi ý đồ cách mạng, công trình của Copernic phát sinh từ một
ưu tư vũ trụ luận thực sự. Quả thực, không còn có thể tiếp tục chất chồng những
điều giả tạo hình học bao lâu mà người ta chưa đặt nền tảng việc nghiên cứu