dám nói thì dần tránh xúc phạm quân vương; kẻ gian tà thì không
ngừng rót lời đường mật. Cho rằng người đồng tâm đồng đức là giám
sát chính quyền, cho rằng người trung thành chính trực là phỉ báng
người khác. Nói người ta là kéo bè kết cánh, dù người đó trung thực
thành tín cũng cảm thấy khả nghi; nói người ta là chí công vô tư, dù
người đó giả tạo dối lừa cũng cảm thấy không có tội lỗi. Người kiên
định chính trực thì lo tội danh quấy rối chính quyền, người trung thành
thẳng thắn thì sợ tội phỉ báng người khác. Thậm chí hoài nghi vô căn
cứ, nghe lời giả dối mà sinh lòng nghi hoặc, khiến người chính trực
không thể hoàn toàn trình bày hết ý kiến của mình, đại thần không ai
có thể thẳng thắn can gián. Mê hoặc tai mắt của mình, khiến cho
chuẩn mực lý tưởng bị cản trở, không được thi hành, tổn hại đến đức
hạnh, e rằng xuất phát từ đây chăng? Vì thế Khổng Tử nói: “Mồm
miệng gian tà ngụy biện sẽ lật đổ nước nhà”, hẳn là nói về tình trạng
này.
Hơn nữa, quân tử và tiểu nhân, bề ngoài và nội tâm khác nhau.
Quân tử che giấu lỗi lầm của người khác, khen ngợi ưu điểm của
người khác; gặp họa thì không tùy tiện mong mình may mắn, hy sinh
tính mệnh để bảo toàn nhân nghĩa. Tiểu nhân không coi bất nhân là vô
sỉ, không sợ bất nghĩa, chỉ cần có lợi cho mình là có thể gây hại cho
người để bảo toàn mình. Nếu phải gây hại cho người khác thì còn có
việc gì không làm? Nay muốn nước nhà thịnh trị thì phải ủy thác việc
nước cho quân tử; thế mà sự thành bại trong trị nước lại đi hỏi tiểu
nhân. Thái độ đối với quân tử thì nghiêm khắc và xa lánh, thái độ đối
với tiểu nhân thì tùy tiện mà thân cận. Thân cận tiểu nhân thì không gì
không nói, xa lánh quân tử thì tình hình bên dưới không được bẩm báo
lên trên. Như thế tốt xấu phụ thuộc vào tiểu nhân, hình phạt áp dụng
cho quân tử, quả thực là quan hệ đến sự hưng vong của nước nhà, có
thể không thận trọng sao? Đây là điều Tuân Tử nói: “Bảo người thông
minh mưu hoạch nhưng lại cùng kẻ ngu xuẩn quyết định nó; bảo
người có phẩm hạnh đứng đắn thực hiện lại cũng kẻ có hành vi đê tiện