TRINH QUÁN CHÍNH YẾU - PHÉP TRỊ NƯỚC CỦA ĐƯỜNG THÁI TÔNG - Trang 258

phương xa cung kính, trong nước an ninh. Thần tuổi già nhiều bệnh ở
chức tam công, sớm tối chờ chết, chỉ hận không có chút bụi đất và
nước sương để đóng góp đắp núi khơi biển. Xin dâng chút hồn phách
còn lại và chút hơi tàn thay cho lòng thành kết cỏ báo ân. Nếu được
tiếp thu mấy lời cuối cùng này của thần, thần dù có chết cũng thành
bất hủ.

Thái Tông đọc bản tấu, than thở:
− Con người này bệnh nguy đến vậy mà còn lo cho xã tắc của

trẫm.

Tuy lời khuyên của ông không được tiếp thu nhưng dù sao cũng

là một hiến sách hay.

✽✽✽

Năm Trinh Quán thứ hai mươi hai, quân đội nhiều lần xuất kích,

cung thất được xây dựng ầm ầm, trăm họ rất vất vả mệt mỏi. Sung
Dung Từ Thị dâng bản tấu khuyên can:

Trinh Quán đến nay đã được hơn hai mươi năm, mưa thuận gió

hòa, mùa màng tươi tốt, nhân dân không bị lụt lội, hạn hán, nước nhà
không xảy ra cảnh đói kém. Ngày trước, Hán Võ Đế là một bậc quân
chủ tuân thủ pháp luật, còn dùng phù khắc ngọc để cử hành lễ phong
thiền; Tề Hoàn Công là quan của nước nhỏ mà cũng muốn hội hợp
chư hầu làm lễ phong thiền. Mong bệ hạ nhường công lao tự mình
khiêm tốn, lễ nhượng công đức mà không độc chiếm. Dân chúng một
lòng hướng về, nhưng bệ hạ còn thiếu lễ nghi cáo thành. Các đế vương
thượng cổ có tiền lệ yết cáo ở núi Vân Vân, núi Đình Đình, mà bệ hạ
thì chưa cử hành nghi lễ tế trời. Công đức như thế hoàn toàn có thể
sánh với nghiệp tích của đế vương trăm đời, át cả bậc minh chủ vạn
đại. Tuy nhiên cổ nhân có câu: “Có phúc lộc cũng chớ mừng”. Quả
thực rất có lý. Giữ vững chí hướng ban đầu cho đến cuốicùng thật khó,
ngay cả thánh nhân cũng rất ít người làm được. Điều này rất rõ ràng.
Người có công nghiệp lớn dễ sinh kiêu ngạo, hy vọng bệ hạ sợ điều

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.