− Thời Xuân thu, núi Lương sạt lở, Tấn cảnh Công triệu Đại phu
Bá Tông đến hỏi chuyện này. Bá Tông đáp: “Nước nhà lấy núi sông
làm chủ, cho nên khi núi lở, nước sông khô cạn, quân vương vì những
chuyện này mà không tấu nhạc khi ăn, không mặc áo hoa lệ, ngồi xe
không sặc sỡ, bày biện lễ vật để cúng tế thần linh”. Núi Lương là danh
sơn mà nước Tấn chủ tế. Tấn Cảnh Công nghe theo lời Bá Tông, do
đó nước Tấn không bị họa hại. Năm Hán Văn Đế thứ nhất, hai mươi
chín ngọn núi ở vùng Tề, Sở bị sạt lở trong cùng một ngày, nước lũ
dâng cao. Văn Đế lệnh cho các địa phương không được dâng cống vật,
ban ân huệ cho trăm họ thiên hạ, khiến người gần xa đều yên vui, cũng
không xảy ra tai họa. Thời Linh Đế nhà Hậu Hán, rắn xanh xuất hiện
bên cạnh ngự tọa; thời Tấn Huệ Đế, có con rắn lớn dài ba trăm bước
xuất hiện ở đất Tề, bò qua chợ vào miếu đình. Theo lẽ thì rắn phải ở
trong bụi cỏ, nay lại vào chợ, vào miếu đình, cho nên cho là chuyện lạ.
Nay rắn lớn xuất hiện, vốn ở núi sâu đầm lớn ắt có rồng rắn, nên
không đáng lạ. Rồi mưa ở vùng Sơn Đông đầy đủ, tuy là hiện tượng
bình thường, nhưng thời tiết âm u quá lâu, e rằng có án oan xảy ra, cần
phải kiểm tra xét xử lại các tù phạm bị giam, hy vọng có thể hợp với ý
trời. Huống hồ tà ác không thể thắng đạo đức, chỉ có tu dưỡng đạo đức
mới có thể loại trừ được tai họa.
Thái Tông cho là rất phải, bèn phái sứ giả đi cứu tế dân bị nạn,
xét xử lại người bị hàm oan, đại đa số tù phạm được xá miễn.
✽✽✽
Năm Trinh Quán thứ tám, có sao chổi xuất hiện ở trời nam, dài
sáu thước, trải qua hơn một trăm ngày mới tắt. Thái Tông hỏi các thị
thần:
− Trời xuất hiện sao chổi, là do trẫm thất đức, chính sự có sai
lầm, đó là điềm hung gì?
Ngu Thế Nam đáp: