TRINH QUÁN CHÍNH YẾU - PHÉP TRỊ NƯỚC CỦA ĐƯỜNG THÁI TÔNG - Trang 282

− Xưa nay các bậc vua chúa muốn làm việc tốt chẳng mấy ai kiên

trì được đến cùng. Hán Cao Tổ vốn chỉ là một đình trưởng ở Tứ Thủy
có công cứu nguy nan, diệt nhà Tần bạo ác, gây dựng đại nghiệp đế
vương, nhưng nếu thời gian tại vị kéo dài thêm mười mấy năm, vì
phóng túng hưởng lạc mà suy bại thì cũng chẳng thể giữ được công
nghiệp ban đầu. Dựa vào đâu mà biết được kết cục này? Lý Huệ Đế
vốn được ở ngôi thái tử với tư cách là con trưởng, cung kính nhân
hiếu, thế mà Cao Tổ bị mê hoặc, muốn phế con cả lập con thứ; Tiêu
Hà, Hàn Tín, công trạng đã cao, thế mà Tiêu Hà từng bị vào ngục vô
cớ, Hàn Tín cũng bị biếm truất. Các công thần khác như bọn Anh Bố
lo sợ bất an, cuối cùng mưu phản. Vua tôi cha con trái nghịch nhau
hoang đường đến mức như thế, lẽ nào không phải là minh chứng cho
việc khó giữ được công nghiệp hay sao? Bởi vậy trẫn không dám tự
thị là thiên hạ đã an định, mà luôn lo lắng nguy vong để cảnh báo
mình.

✽✽✽

Năm Trinh Quán thứ chín, Thái Tông nói với các đại thần trong

triều:

− Trẫm ngồi ngay ngắn khoanh tay không làm gì mà trị được

thiên hạ, bốn phương toàn bộ quy phục, lẽ nào là sức mạnh của một
mình trẫm làm được, thực là nhờ sự trợ giúp to lớn của các khanh, cần
phải suy nghĩ từ đầu đến cuối, vĩnh viễn củng cố sự nghiệp, con cháu
đời đời kế thừa, làm cho lợi ích to lớn kéo dài đến muôn đời sau, làm
cho những người mấy trăm năm sau đọc lại lịch sử triều ta cảm nhận
được sự nghiệp lẫy lừng. Lẽ nào chỉ bắt chước chế độ của nhà Chu,
Quang Võ Đế, Minh Đế của nhà Tây Hán và Đông Hán thôi sao?

Phòng Huyền Linh nhân đó tâu:
− Bệ hạ khiêm nhường nhượng công lao cho quần thần. Trị vì đạt

đến thiên hạ thái bình căn bản là ở đại đức của bệ hạ, chúng thần nào

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.