Nghe lời nói của bệ hạ thì đã vượt xa các bậc minh quân thời cổ,
nhưng hành vi của bệ hạ thì vẫn chưa vượt qua các quân chủ có phẩm
đức bình thường. Dựa vào đâu mà nói như vậy? Hán Văn Đế, Tấn Võ
Đế đều không phải đế vương anh minh thời cổ, thế mà Hán Văn Đế
không nhận thiên lý mã, Tấn Văn Đế đốt áo làm bằng lông chim trĩ.
Nay bệ hạ lại phái người đi ra ngoài vạn dặm tìm tuấn mã, đến nước
ngoài mua đồ vật quý lạ, bị trăm họ trách móc, bị ngoại tộc khinh thị,
đó là điều thứ nhất bệ hạ dã không kiên trì được đến cùng.
Ngày trước, Tử Cống thỉnh giáo Khổng Tử cách trị dân. Khổng
Tử nói: “Phải thận trọng như dùng dây cương mục nát để điều khiển
chiếc xe sáu ngựa”. Tử Cống hỏi: “Sao lại lo lắng như vậy?”. Khổng
Tử nói: “Không dùng đạo nhân nghĩa dẫn dắt nhân dân, nhân dân sẽ
thù hận ta, sao không lo được?”. Bởi vậy sách “Thượng thư” nói:
“Dân là gốc của nước, gốc vững thì nước mới yên”. Vua ở trên dân
sao có thể không thận trọng được? Năm Trinh Quán thứ nhất, bệ hạ
đối xử với nhân dân như đối xử với vết thương trên người mình, quan
tâm gấp bội, thương xót họ vất vả cần lao, yêu dân như con mình. Bản
thân luôn giữ giản dị tiết kiệm, không xây dựng cung thất nào. Mấy
năm nay, tâm tư thiên về mặt xa xỉ túng dục, quên mất khiêm tốn tiết
kiệm, dễ dàng sử dụng nhân lực, còn nói: “Trăm họ không có việc gì
làm sẽ phóng túng, vất vả sẽ dễ điều khiển họ”. Từ xưa đến nay, không
có trường hợp nào do dân an nhàn mà nước nhà bị lật đổ bại vong, làm
gì có điều ngược lại sợ trăm họ phòng túng mà cố tình bắt họ lao lực?
E rằng đây không phải là quan điểm đúng đắn về chấn hưng nước nhà,
thế thì sao có thể là biện pháp vỗ về dân lâu dài được? Đây chính là
điều thứ hai bệ hạ đã không kiên trì được đến cùng.
Năm Trinh Quán thứ nhất, bệ hạ giảm bớt hưởng thụ của mình để
người khác được lợi. Đến nay thì phòng túng bản thân để dân vất vả.
Đức tính khiêm tốn tiết kiệm ngày một thay đổi, tính kiêu ngạo xa xỉ