cương, có người ở lại triều tham gia xử lý việc lớn, mọi người kiến
công lập nghiệp vì nước. Đó đều là những người hiền năng nhất thời
được tuyền chọn, ở vào những địa vị vô cùng trọng yếu, nhiệm vụ
phải gánh vác rất nặng nề. Chức trách giao cho họ tuy nặng, nhưng sự
tin tưởng dành cho họ lại không sâu sắc, lòng tin vào họ không sâu sắc
thì khiến họ nảy sinh hoài nghi lo lắng. Người ta mà hoài nghi lo lắng
thì sẽ có thái độ được chăng hay chớ. Trong lòng có suy nghĩ được
chăng hay chớ thì sẽ không giữ tiết tháo lễ nghĩa của bề tôi. Tiết tháo
lễ nghĩa không giữ thì lễ giáo chính danh cũng không trỗi dậy. Lễ giáo
chính danh không trỗi dậy mà có thể cùng họ củng cố cơ nghiệp thái
bình, giữ vững ngôi vua bảy trăm năm là chuyện không bao giờ có.
Lại nghe nói, nước nhà coi trọng những bề tôi có công, không truy cứu
tội lỗi ngày trước, so với các bậc thánh quân ngày trước thì chẳng có
một chút khác biệt. Tuy nhiên chỉ khoan thứ cho việc lớn, nghiêm ngặt
với tội nhỏ, gặp việc không thuận lòng thì khiển trách nổi giận, không
rũ bỏ lòng thiên vị và oán ghét thì không thể dùng để trị nước được.
Nhà vua nghiêm khắc thi hành pháp lệnh mà trong số bề tôi còn có
người xúc phạm, huống hồ là bên trên phạm pháp, bên dưới nhất định
càng làm bừa. Lòng sông tắc nghẽn thì đê sụt lở, số người bị nó hại
nhất định rất nhiều, sẽ khiến trăm họ trong thiên hạ biết yên thân chốn
nào. Đó chính là thượng bất chính, hạ tắc loạn. Sách “Lễ ký” nói:
“Người mình thích thì phải biết sở đoản của họ, không nhìn sở trường
của họ, như vậy người làm tốt công việc nhất định sẽ cảm thấy lo sợ.
Người mình thích mà không biết sở đoản của họ, thì kẻ làm điều ác sẽ
ngày càng nhiều. “Kinh thi” viết: “Người quân tử nếu nổi giận với kẻ
tiểu nhân sàm gian thì đại sự hỗn loạn hẳn sẽ nhanh chóng dừng lại”.
Như vậy sự nổi giận của người xưa là dùng để trừng trị kẻ ác, sự trừng
phạt nghiêm khắc ngày nay lại là dùng để làm cho gian tà phát triển,
đó không phải là bản ý của Đường Nghiêu, Ngu Thuấn, cũng không
phải là việc mà Hạ Vũ, Thương Thang đã làm. Sách “Thượng thư”
viết: “Người vỗ về ta là vua của ta, người ngược sát ta là thù địch của
ta”. Tuân Tử nói: “Vua là thuyền, dân là nước. Nước có thể chở