− Cái gốc để nước nhà được yên định là có được người tài. Gần
đây lệnh cho khanh tiến cử người tài mà chưa thấy khanh tiến cử được
ai. Trị vì thiên hạ, công việc vô cùng nhiều, khanh phải biết chia sẻ nỗi
lo lắng và vất vả của trẫm. Khanh không tiến cử người, trẫm sẽ phó
thác cho ai?
Phong Đức Di đáp:
− Thần tuy ngu muội, nhưng sao dám không tận tâm làm? Tuy
nhiên đến nay vẫn chưa tìm được người nào có tài năng đặc biệt.
Thái Tông nói:
− Các bậc minh quân thuở trước sử dụng người tài giống như sử
dụng đồ vật, dùng sở trường của họ, không mượn người tài của triều
đại khác, mà đều tuyển chọn nhân tài ở thời đại mình. Lẽ nào có thể
mơ thấy truyền thuyết, gặp được Lã Thượng rồi mới trị nước hay sao?
Huống hồ, triều đại nào mà không có người hiền năng, chỉ lo chúng ta
bỏ sót mà không biết đấy thôi.
Phong Đức Di rất xấu hổ lui xuống.
✽✽✽
Năm Trinh Quán thứ ba, Đường Thái Tông nói với lại bộ thượng
thư Đỗ Như Hối:
− Gần đây thấy lại bộ tuyển bạt quan viên, chỉ là tuyển chọn
những người nói giỏi viết giỏi, không biết họ có có đức hạnh cao
thượng không. Mấy năm sau, hành tích tà ác bắt đầu hiển lộ, dù có
trừng phạt chém đầu nhưng trăm họ đã bị họ gây hại nặng nề. Làm thế
nào mới tìm được người có phẩm hạnh đứng đắn?
Đỗ Như Hối đáp:
− Những người tài được tuyển chọn thời Lưỡng Hán đều là
những người có đức hạnh có tiếng ở thôn quê và thành thị, trước hết
do các châu quận tiến cử lên, sau đó mới đưa vào sử dụng, bởi vậy khi
ấy người được gọi là nhân tài nhiều lắm. Nay mỗi năm tuyển người,