khi không có trật tự thì tự nhiên hỗn loạn. Nó không hỗn loạn mà
cũng không có trật tự. Trật tự và hỗn loạn miêu tả trải nghiệm văn
hóa của tự nhiên –mức độ mà tính tự phát bàng quan của tự nhiên
dường như hòa hợp với hành động tự kiểm soát văn hóa hiện tại của
chúng ta. Một cơn bão, hay một dịch bệnh, hay sự đông dân của thế
giới dường như hỗn loạn đối với những ai có các kỳ vọng văn hóa bị
chúng phá hoại, và trật tự đối với những ai có các kỳ vọng văn hóa
được chúng xác nhận.
83.
Nghịch lý trong mối quan hệ với tự nhiên là một văn hóa càng
tôn trọng sự bàng quan của tự nhiên thì nó sẽ càng sáng tạo trong
việc kêu gọi tính tự phát của chính nó để phản ứng lại. Chúng ta càng
rõ ràng trong việc nhắc nhở bản thân rằng chúng ta không có ảnh
hưởng phi tự nhiên nào lên tự nhiên, thì văn hóa của chúng ta sẽ càng
hiện thận cho một tự do coi trọng sự bất ngờ và không thể dự đoán.
Tự do của con người không phải là tự do đối với tự nhiên; nó là tự
do được tự nhiên, tức là được đáp lại tính tự phát của tự nhiên bằng
tính tự phát của chính mình. Mặc dù chúng ta tự do được tự nhiên,
chúng ta không tự do bởi tự nhiên; chúng ta tự do bởi văn hóa, bởi
lịch sử.
Mâu thuẫn trong mối quan hệ của chúng ta với tự nhiên là chúng
ta càng cố ép buộc nó tuân theo các ý định của chúng ta thì chúng ta
càng bị nó bàng quan, càng dễ tổn thương trước các lượng vô hình của
nó. Chúng ta càng dùng sức mạnh đối với quá trình tự nhiên, chúng
ta càng trở nên bất lực trước nó. Chúng ta có thể chặt một rừng mưa
mà cần đến hàng chục nghìn năm phát triển chỉ trong vài tháng,
nhưng chúng ta không làm được gì để đẩy lùi sa mạc đang chiếm vị
trí của nó. Và tất nhiên, sa mạc không kém tự nhiên hơn rừng mưa.