gia của gần như mọi hệ tư tưởng đều tự coi bản thân là nhà vô địch
của tự do, đang làm những điều cần thiết và thậm chí ghê tởm để
mở rộng phạm vi của cái khả dĩ. “Chúng ta phải học nghệ thuật chiến
tranh và độc lập, để con cháu chúng ta có thể học kiến trúc và kỹ
thuật, để con cháu của chúng có thể học nghệ thuật và mỹ thuật”
(John Quincy Adams).
Những người chơi vô hạn không có mấy hứng thú với kiểu chính
trị như vậy vì cái họ quan tâm không phảilà tìm hiểu mức độ tự do sẵn
có trong các thực tại đã định là bao nhiêu – vì đây chỉ là tự do theo
nghĩa nhỏ nhặt –mà là thể hiện mức độ tự nguyện trong việcchúng ta
quyết định đặt những ranh giới nhất định này xung quanh trò chơi
hữu hạn của chúng ta.Họ nhắc nhở chúng ta rằng những thực tại
chính trị không đi trước, mà theo sau, sự hay thay đổi trong tính
người của chúng ta.
Điều này không có nghĩa là người chơi vô hạn tách rời chính trị;
đúng hơn, nó có nghĩa rằng, họ quan tâm đếnchính trị theo kiểu
không có quan điểm chính trị nào cả, một vị thế nghịch lý dễ bị hiểu
nhầm. Có quan điểm chính trị tức là có một bộ các quy tắc mà nhờ
đó, một người cố gắng vươn lên đích đến mong muốn cuối
cùng; quan tâm đến chính trị – theo nghĩa ở đây – là viết lại các
quy tắc trong một nỗ lực nhằm loại bỏ tất cả giới hạn xã hội, tức là,
nhằm duy trì tính hay thay đổi trong sự liên kết con người.
Quan tâm đến chính trị trong trạng thái trò chơi vô hạn không
bao giờ có nghĩa là bỏ qua các điều kiện khủng khiếp mà nhiều
người phải sống dưới chúng, mà sự loại bỏ chúng là cái kết được
công khai thừa nhận của nhiều quan điểm chính trị. Chúng ta có thể
tưởng tượng ra cảnh những người chơi vô hạn gật đầu một cách đầy
trầm tư trước tuyên bố nổi tiếng của Rousseau: “Con người được
sinh ra trong tự do nhưng bị xiềng xích ở mọi nơi.” Họ có thể thấy
rằng cả thế giới đều mơ được tự do, rằng các cuộc chiến tranh