mang tính kịch vào cuộc chiến với tính sân khấu trong lịch sử gia
đình hoặc văn hóa.
Theo tính sân khấu thì sự sinh ra tôi là một sự kiện lặp lại đã
được lên kịch bản. Tôi sinh ra với tư cách là một thành viên của gia
đình tôi và văn hóa tôi. Tôi là ai là một câu hỏi đã được trả lời bằng
nội dung và đặc điểm của một truyền thống. Theo tính kịch, sự sinh
ra của tôi là sự đứt gãy tiến trình lặp lại đó, một sự kiện chắc chắn
thay đổi ý nghĩa của quá khứ. Trong trường hợp này, đặc điểm của
một truyền thống được quyết định bởi việc tôi là ai. Nói theo tính
kịch thì mọi sự sinh ra đều là sự sinh ra của thiên tài.
Vở kịch diễn ra vào thời điểm tôi sinh ra được dịch chuyển về
phía trước đến những khả năng mới bởi sự xuất hiện của một thiên
tài mới bên trong nó. Tuy nhiên, nó là một vở kịch vốn đã bị lấp
đầy bởi những người chơi hữu hạn đang cố quên và đang chơi một
cách vô hạn. Nếu tôi được sinh ra trong, và được thêm vào, văn hóa
của một gia đìnhthì tôi cũng là một sản phẩm và là một công dân của
nền chính trị của nó. Tôi trước tiên trải nghiệm mâu thuẫn giữa tính
kịch và tính sân khấu trong áp lực phải đảm nhận một trong những
vai đã được chuẩn bị cho tôi: con trai cả, con gái được yêu quý nhất,
người thừa kế danh tiếng của một gia đình, người trả thù cho
những mất mát của nó.
Tất nhiên, từng vai này đều có kịch bản với các lời thoại mà một
người có thể dễ dàng dùng cả đời để lặp lại trong khi cố tình quên,
hoặc đè nèn, thực tế rằng nó là không gì khác ngoài một kịch bản
đã được học. Một người như vậy “có nghĩa vụ lặp lại tài liệu bị đè nèn
đó như một kinh nghiệm đương thời thay cho việc mà một bác sỹ sẽ
thích được thấy hơn, đó là nhớ nó như một thứ thuộc về quá khứ”
(Freud). Chính thiên tài trong chúng ta biết rằng quá khứ chắc
chắn là quá khứ, và do đó mãi mãi không được đóng kín mà mãi
mãi được mở cho sự diễn giải lại một cách sáng tạo.