cách học kịch bản bí mật của nó, chúng ta cũng học được cách hướng
dẫn vở kịch của nó. Không còn gì gây bất ngờ cho chúng ta nữa.
Giả định mà chỉ dẫn chúng ta chống lại tự nhiên là sâu bên trong,
tự nhiên chứa đựng một cấu trúc, một trật tự, mà cuối cùng con
người có thể hiểu được. Do cấu trúc vốn có này quyết định cách
mọi thứ thay đổi và bản thân nó không chịu ảnh hưởng của sự thay
đổi nên chúng ta nói tự nhiên có quy luật, lặp lại theo một mẫu có
tiên đoán được.
Khi chúng ta chứng minh rằng những sự kiện nhất định lặp lại
theo những quy luật đã biết thì khi đó, chúng ta đang giải thích
chúng. Sự giải thích là một chế độ thảo luận trong đó chúng ta thể
hiện tại sao các vấn đề phải là chính chúng. Tất cả các quy luật
được tận dụng trong giải thích đều nhìn ngược trở lại thời gian từ
kết luận hay kết quả của một trình tự. Trong tất cả các cuộc thảo
luận giải thích đều ẩn chứa một điều rằng, giống như việc có một
điều thiết yếu có thể được khám phá trong kết quả của các sự
kiên quá khứ, cũng có một điều thiết yếu có thể được khám phá
trong các sự kiện tương lai. Điều có thể được giải thích thì cũng có
thể được dự đoán, nếu người ta biết các sự kiện khởi nguồn và các
quy luật dẫn đến diễn biến tiếp theo của chúng. Sự dự đoán không
là gì khác ngoài sự giải thích trước.
Vì tính có quy luật triệt để mà tự nhiên không có thiên tài của
riêng nó. Ngược lại, đôi khi người ta nghĩ rằng phát hiện lớn nhất
về tính thiên tài của con người là sự ăn khớp hoàn hảo giữa cấu trúc
trật tự tự nhiên với cấu trúc tâm trí, từ đó khiến việc hiểu trọn vẹn
tự nhiên là hoàn toàn khả thi. “Ai đó có thể nói ‘điều thần bí vĩnh
cửu của thế giới là tính có thể hiểu được của nó” (Einstein).
Điều này cũng giống như nói rằng tự nhiên thực sự có một
tiếng nói, và tiếng nói của nó không khác gì tiếng nói của chúng