TRÒ CHUYỆN VỚI TRỊNH XUÂN THUẬN - Trang 17

trong lòng các ngôi sao - một loại nhà máy điện hạt nhân.
Đúng thế. Ông ấy đã mô tả chi tiết những phản ứng diễn ra trong lò luyện
đan sáng tạo của các ngôi sao. Công việc của tôi đơn giản chỉ là đo tỷ lệ
của một số phản ứng hạt nhân diễn ra trong Mặt Trời. Đây là lần đầu tiên
tôi trực tiếp tiếp xúc với vật lý thiên văn, một sự tiếp xúc còn quá xa xôi,
bởi vì tôi mới chỉ đo các tỷ lệ này nhờ một máy gia tốc hướng các hạt tới
một bia, chứ chưa được đụng tới kính thiên văn. Để làm điều đó tôi phải
đợi tới mùa hè năm sau, trong thời gian đó tôi trở thành trợ tá của nhà vật lý
Gordon Garmire, người nghiên cứu lĩnh vực có tên là thiên văn học tia X.
Thường thì người ta nghĩ rằng thiên văn học rốt cuộc là quy về quang học,
về thị giác, nhưng từ vài chục năm trước, thiên văn học đã giàu có lên rất
nhiều nhờ nghiên cứu tất cả ánh sáng tạo nên phổ điện từ, bởi vì Vũ trụ
không chỉ phát ra ánh sáng thấy được, mà cả ánh sáng gamma, tia X, tia tử
ngoại, tia hồng ngoại và cả sóng vô tuyến nữa. Giáo sư của tôi chuyên
nghiên cứu các thiên thể phát ra các tia X. Ánh sáng có năng lượng lớn này
(nó có thể xuyên qua cơ thể và cho phép nhìn thấy phổi của chúng ta)
thường gắn liền với các hiện tượng dữ dội trên bầu trời. Chẳng hạn, khi vật
chất khí trong một ngôi sao rơi vào một lỗ đen, nó sẽ bị va chạm mạnh,
nóng lên và phát sáng rất mạnh thành các tia X trước khi vượt quá bán kính
không thể quay lui. Và để nghiên cứu các tia X này, cần phải đưa các kính
thiên văn lên trên bầu khí quyển của Trái Đất vì bầu khí quyển có tác dụng
chặn chúng lại. Điều này thật may mắn cho chúng ta vì các tia này rất độc
hại đối với sự sống.
Nhưng điều này chỉ mới bắt đầu khi người ta đưa được các kính thiên văn
tia X lên không gian. Đó là vào những năm 60. Và thế là một lần nữa, ông
ta lại ở đúng chỗ của cái đang diễn ra.
Đúng thế, tôi đã gặp nhiều may mắn. Garmire vừa mới quan sát được
những nguồn thiên văn phát tia X và vấn đề là cần phải biết có sự phát ánh
sáng thấy được ở nơi mà tên lửa phát hiện được nguồn phát tia X hay
không. Để có câu trả lời, cần phải chụp ảnh các phần của bầu trời có nguồn
tia X bằng những kính thiên văn quang học. Kính thiên văn với đường kính
5m trên núi Palomar - kính thiên văn lớn nhất thế giới! - đã được nhất trí

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.